Yêu cầu sư phạm đối với câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 58 - 61)

2.1.1 .Mục tiêu xâydựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết

2.1.3. Yêu cầu sư phạm đối với câu hỏi

2.1.3.1. Đảm bảo tính khoa học .

Câu hỏi cần phải đảm bảo tính khoa học tức là đúng, chính xác về nội dung - phạm vi - mức độ, ngôn ngữ; có thể đo đếm được một cách khách quan và chính xác, logic trong diễn đạt. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với câu hỏi bởi nếu một câu hỏi khơng khoa học, khơng rõ ràng thì sẽ rất khó cho học sinh trả lời câu hỏi trong quá trình tìm hiểu kiến thức của tác phẩm. Một câu hỏi không được xác định cụ thể không những không thể hướng dẫn học sinh nắm bắt các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn gây mơ hồ, làm lạc hướng tư duy của các em. Câu hỏi của giáo viên phải rõ ràng, hỏi đúng trọng tâm kiến thức, hỏi đúng nội dung của bài học chứ không thẻ mơ hồ, hỏi những nội dung khơng hay ít liên quan

đến kiến thức bài học hoặc mang tính chất đánh đố HS. Những câu hỏi như vậy không những không cần thiết, không dẫn dắt HS đến kiến thức của bài học mà còn khiến HS nhận thức sai nội dung trọng tâm của bài học, có thể dẫn đến hiểu lầm cũng như ức chế đối với HS khi tiếp thu kiến thức.

2.1.3.2. Đảm bảo tính sư phạm.

Câu hỏi phải đảm bảo tính sư phạm tức là trong sáng, dễ hiểu, lệnh rõ ràng, vừa sức với đối tượng được hỏi. Những câu hỏi được xây dựng với mục đích dạy học đọc hiểu, giúp HS tìm hiểu và khám phá những kiến thức trong các tác phẩm văn học nói chung, trong các tác phẩm truyền thuyết nói riêng. Là những câu hỏi dạy học nên nhất thiết cần phải đảm bảo tính sư phạm vốn có của giáo dục.

Câu hỏi cần phải trong sáng, đưa HS đến những nội dung và giá trị tích cực của tác phẩm, hướng các em đến những bài học sâu sắc về tình người cũng như trách nhiệm của người công dân, HS. Giúp các em nhận ra những mặt chưa đúng, nhìn nhận và biết cách khắc phục những nhược điểm, sai làm. Không chỉ dừng lại ở quá trình tiếp thu, những câu hỏi nên chú y bồi dưỡng tình cảm, nhân cách tốt đẹp cho học sinh để các em phát triển và hoàn thiện bản thân.

Câu hỏi cần phải dễ hiểu, lệnh rõ ràng hỏi đúng, hỏi trúng những nội dung, những khía cạnh cần thiết phải đề cập đến của tác phẩm. tránh việc hỏi vòng vo đánh đố học sinh. Như vậy khơng chỉ làm khó các em, làm sai lệch hướng tư duy mà còn gây cho các em cảm giác chán nản.

Câu hỏi sư phạm tức là phải vừa sức, tránh hỏi những câu gây khó cho HS hay những câu HS không thể trả lời. Câu hỏi được xây dựng và thiết kế nhằm phục vụ cho việc giảng dạy tất cả những HS trong lớp chứ không phải là một cá nhân hay một nhóm học sinh nhất định.. Trong một lớp học, mỗi HS là một cá nhân riêng biệt, có sự khác biệt và chênh lệch nhất định về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực... Nên khi đặt câu hỏi GV phải chú ý đến độ khó của câu hỏi sao cho hợp lí. Với những HS các biệt ( q giỏi hay q kém) thì nên có những câu hỏi riêng. Có như vậy đặt câu mới mang lại hiệu quả cao.

2.1.3.3. Đảm bảo tính hệ thống.

Các câu hỏi cần phải đảm bảo tính hệ thống. có nghĩa là mỗi câu hỏi phải nằm trong một hệ thống, có trình tự kế tiếp nhau, liên quan đến nhau nhưng cũng có vị trí khơng thể thay đổi. Trong một giờ giảng dạy những câu hỏi đưa ra cần là một

mắt xích cần thiết trong chuỗi những câu hỏi dạy học. Khơng có câu hỏi nào thừa hay không cần thiết. mỗi câu hỏi đều liên quan đến nhau, đều có mối liên hệ mật thiết trong việc đề cập đến những khía cạnh, đơn vị kiến thức cụ thể của bài học. Câu trả lời của các câu hỏi không những là cơ sở để tiếp nhận kiến thức mà còn là tiền đề để trả lời những câu hỏi khác. Có thể thấy các câu hỏi cần phải xác định những phạm vi đề cập cụ thể vì chúng là một hệ thống liên kết mật thiết trong dạy học đọc hiểu ngữ văn.

2.1.3.4. Đảm bảo tính hấp dẫn .

Những câu hỏi hấp dẫn là các câu hỏi có thể lơi cuốn sự hứng thú, tập trung ở đối tượng được hỏi. Đó là những câu hỏi có thể khiến HS cảm thấy thích thú và mong muốn được trả lời, làm cho HS dồn hết tâm tư và trí tuệ vào q trình tiếp thu kiến thức và khám phá những bài học mới cho bản thân từ tác phẩm. Đây là những yêu cầu không hề đơn giản trong quá trình xây dựng những câu hỏi dạy học đọc hiểu. Để làm được điều này thì những câu hỏi cần phải mới mẻ và độc đáo, ln có sự thay đổi về cách hỏi và hình thức hỏi. Đồng thời những câu hỏi ấy không chỉ gắn với thực tiễn, mang đến những bài học cụ thể, cần thiết cho cuộc sống mà cần phải gần gũi, phù hợp với tâm sinh lí cũng như vừa sức với HS.

2.1.3.5. Đảm bảo tính đa dạng.

Một hệ thống câu hỏi đa dạng gồm rất nhiều câu hỏi phong phú về kiểu dạng, mức độ. Những câu hỏi khác nhau về mức độ cũng như về hình thức hỏi khơng chỉ dừng lại ở vấn đề đảm bảo tính phù hợp cho tất cả HS mà còn đáp ứng như cầu ln tìm hiểu cho các em. Những câu hỏi với mức độ phong phú cao sẽ kích thích HS trả lời và khám phá những nội dung, đơn vị kiến thức của bài học. Qua đó thu hút HS và gây hứng thú cho các em trong tiếp cận các tác phẩm truyền thuyết.

Thẹo James H. Mcmillan trong kiểm tra và đánh giá lớp học sử dụng câu hỏi cần đảm bảo những yêu cầu sau :

- Nêu câu hỏi rõ ràng và súc tích để học sinh nắm được chủ đích của câu hỏi. - Gắn câu hỏi với các mục tiêu học tập.

- Thu hút cả lớp.

- Cho đủ thời gian chuẩn bị trả lời. - Tránh các câu trả lời có hoặc khơng.

- Tránh các câu hỏi giằng co, phỏng đoán và dồn ép. - Tránh hỏi học sinh những gì học sinh đã biết. - Đặt câu hỏi theo tiến trình hợp lý.

[21, tr. 94- 97].

Đồng thời James H. Mcmillan cũng đề xuất bảng những điều nên/ không nên khi đặt câu hỏi mà chúng tơi thất nó rất hữu ích cho giáo viên trong việc thiết kế câu hỏi dạy học đọc hiểu

Bảng 2.1 : Những điều nên và không nên làm khi đặt câu hỏi.

Nên Không nên

Đặt câu hỏi rõ ràng và ngắn gọn. Gắn câu hỏi với mục đích học. Cho cả lớp tham gia.

Cho đủ thời gian để học sinh chuẩn bị trả lời.

Nhận xét phù hợp về trả lời của học sinh.

Hỏi thăm dò khi cần thiết. Sắp xếp câu hỏi đúng trình tự.

Hỏi tất cả học sinh chứ không chỉ hỏi những học sinh mà giáo viên biết chắc sẽ trả lời đúng.

Hỏi câu hỏi đúng/ sai Hỏi câu hỏi giật.

Hỏi câu hỏi phỏng đoán. Hỏi câu hỏi dồn ép.

Hỏi câu hỏi những gì họ biết.

[21, tr 98].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)