Loại câu hỏi Số lượng GV quan tâm Tỉ lệ
Nhận biết 30 37,5%
Thông hiểu 40 50%
Vận dụng 10 12,5%
Biểu đồ1.1 : Tỉ lệ câu hỏi giáo viên quan tâm trong dạy học đọc hiểu
Như vậy, hầu hết những câu hỏi của GV là những câu hỏi mang tính chất dẫn dắt, khơi gợi cho HS tìm hiểu tác phẩm. Và những câu hỏi này chủ yếu vẫn là những câu hỏi nhận biết và thơng hiểu bởi mục đích của nó trong giờ đọc hiểu chủ yếu vẫn là giúp HS khai thác được hết giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong tác phẩm. Chính vì vậy nên xây dựng hệ thống câu hỏi phải có tính dẫn dắt cao. Thơng qua khảo sát có thể nhận thấy những câu hỏi đọc hiểu ở cấp độ năng lực cao, những câu hỏi đòi hỏi HS vận dụng vẫn được GV sử dụng một cách hạn chế và được xem như là những câu hỏi phụ, câu hỏi bổ sung.
Thông qua khảo sát, từ những số liệu và thông tin thu được chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống câu hỏi hiện nay được sử dụng trong việc giảng dạy thể loại truyền thuyết chủ yếu xoay quanh tác phẩm, chỉ chú trọng hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác phẩm mà chưa có nhiều sự mở rộng đến thể loại và các kiến thức. Xếp theo cấp độ năng lực những câu hỏi này
Tỉ lệ các câu hỏi
nhận biết thông hiểu vận dụng
thuộc cấp độ đọc “Đọc hiểu nội dung của đoạn văn, văn bản” và “Đọc hiểu giá trị nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mĩ của văn bản”. Như vậy cần phải có sự bổ xung những câu hỏi mở, những câu hỏi đọc hiểu cấp độ cao hơn để mở rộng kiến thức và phát triển năng lực cho HS.
Kết luận chƣơng 1
Ở chương 1, chúng tơi đã trình bày những vấn đề tổng quan về chương trình dạy học đọc hiểu trong mơn Ngữ văn , làm rõ những vấn đề lí thuyết về năng lực đọc hiểu, phát triển năng lực và câu hỏi đánh giá phát triển năng lực đọc hiểu cũng như một số vấn đề mang tính đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Chúng tơi thừa nhận rằng việc phát triển năng lực của HS cần phải thực hiện theo tiến trình có định hướng cụ thể, cần thực hiện liên tục. Việc phát triển năng lực có thể hiểu là nâng cao dần các cấp độ năng lực của học sinh qua việc rèn luyện khả năng ứng phó với các câu hỏi với mức độ khó tăng dần xoay quanh một tình huống trong thực tế. Đặc biệt trong vấn đề đọc hiểu một thể loại nhất định cần phải những hiểu biết cần thiết và xây dựng một hệ thống câu hỏi cụ thể những vấn đề xung quanh những đặc điểm riêng thì mới thu được hiệu quả cao trong dạy học đọc hiểu thể loại đó.
Bên cạnh đó chúng tơi cũng đã khảo sát thực trạng việc xây dựng những câu hỏi sử dụng trong giờ dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong nhà trường THPT hiện nay. Trong đó chúng tơi tập trung phân tích cũng như so sánh nội dung,yêu cầu, cách thức đánh giá... của chương trình, SGK hiện hành so với những lí thuyết mới trong dạy học phát triển năng lực cũng như trong đánh giá năng lực ở hai khía cạnh là : Một là ,việc phát triển năng lực đọc hiểu trong nhà trường hiện nay; hai là, nội dung và yêu cầu cần đạt về năng lực đọc hiểu trong chương trình và SGK .Trên cơ sở đó thấy được độ “vênh” không nhỏ giữa yêu cầu cần đạt về năng lực đọc hiểu được đề cập trong chương trình và thực tế giảng dạy hiện nay. Chúng tơi nhận thấy cần có những và bổ xung phù hợp trong đổi mới cách thức đánh giá và việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh, cụ thể ở thể loại truyền thuyết. Và theo như chúng tôi đề cập, một hệ thống câu hỏi đọc hiểu riêng biệt được thiết kế trong dạy học truyền thuyết sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu thể loại văn học này.
CHƢƠNG II
HỆ THỐNG CÂU HỎI DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỀN THUYẾT 2.1. Định hƣớng xây dựng
2.1.1.Mục tiêu xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết
2.1.1.1. Định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật các tác phẩm truyền thuyết.
Câu hỏi luôn được xem là một trong những cơng cụ có hiệu quả trong quá trình hướng dẫn và giảng dạy của GV trong dạy học nói chung, trong mơn ngữ văn nói riêng. Thông qua những câu hỏi đã được chuẩn bị chi tiết, GV dẫn dắt HS tìm hiểu từng phần, từng mục, từng vấn đề trong nội dung bài học. Đó là phương pháp giảng dạy bằng câu hỏi mang lại hiệu quả vẫn được sử dụng trong nhà trường phổ thông. Câu hỏi là công cụ và phương tiện cần thiết để GV khơi gợi và dẫn dắt tư duy HS khi tiếp cận những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Trong giảng dạy các tác phẩm truyền thuyết trong nhà trường phổ thông, sử dụng câu hỏi để định hướng giúp HS tìm hiểu bài là điều cần thiết. Các câu hỏi hướng đến những khía cạnh, những điểm mấu chốt và đặc sắc của tác phẩm giúp cho HS nắm bắt tác phẩm truyền thuyết một các cụ thể và dễ dàng hơn. Qua đó học sinh sẽ nắm bắt được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ở mức độ nhận thức sâu sắc hơn HS có thể đào sâu suy nghĩ và phát triển nhận thức một số nét của thể loại thông qua những đặc điểm từ tác phẩm đã được tiếp nhận. Từ quá trình trả lời những câu hỏi của GV, HS khơng chỉ nắm bắt những nét đặc sắc của tác phẩm mà còn nắm bắt những giá trị của thể loại truyền thuyết thể hiện trong tác phẩm như đặc trưng thể loại, thi pháp...
2.1.1.2. Hình thành và phát triển năng lực cho người học.
Câu hỏi với vai trị là cơng cụ giảng dạy trong giáo dục cũng phải chú trọng hướng đến yêu cầu về năng lực. Thiết kế câu hỏi dạy học sao cho kích thích khả năng, khơi dậy hứng thú của HS từng bước hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho HS mà chủ yếu nhất là năng lực đọc hiểu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. Dạy học ngữ văn giúp HS có thể hiểu dược những giá trị và tiếp thu những bài học trong tác phẩm. Mỗi câu hỏi đưa ra là một tình huống có vấn đề, trả lời câu hỏi cũng chính là việc HS đã giải quyết tình huống có vấn đề. Mặt khác
các câu hỏi cịn có những định hướng học tập cho HS để HS tự mình tìm hiểu kiến thức, tự mở rộng và nắm bắt những giá trị của tác phẩm. Từ đó hình thành nên những năng lực cơ bản là đọc hiểu, giải quyết vấn đề, tự học - đây là những năng lực được hình thành chủ yếu trong dạy học đọc hiểu mơn Ngữ văn. Ngồi ra cịn góp phần hình thành những năng lực khác như :
Nhóm năng lực thu thập thơng tin: Gồm năng lực tìm kiếm thơng tin, năng lực thu nhận thông tin, năng lực sắp xếp thông tin...
Nhóm năng lực xử lí thơng tin: Gồm năng lực tóm tắt, phân loại thông tin, năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích, lí giải, năng lực tổng hợp....
Nhóm năng lực hợp tác, trao đổi thông tin: Gồm năng lực trình bày, chia sẻ thông tin, năng lực trao đổi, thảo luận, ...
Nhóm năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá: gồm năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, năng lực tự điều chỉnh.
Câu hỏi trong môn Ngữ văn khác với câu hỏi ở các mơn học khác vì nó hướng cả đến bồi dưỡng và phát triển nhân các của người học. những câu hỏi văn học thường tuân thủ theo nguyên tắc “ văn học là nhân học” và hướng đến nhân cách học sinh. Không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà còn là hướng dẫn cho HS phát triển đúng đắn trở thành một người công dân tốt cho xã hội. Đây chính là sự khác biệt của câu hỏi của môn ngữ văn.
2.1.1.3. Xây dựng bộ cơng cụ đánh giá trình độ và năng lực học sinh.
Hiện nay giáo dục đổi mới theo định hướng phát triển năng lực. Cái đích mà giáo dục hướng đến không đơn thuần chỉ là kiến thức mà đó là những kĩ năng, kĩ xảo đạt được, những phẩm chất được hình thành, những năng lực cần có của HS. Chính vì vậy cách thức kiểm tra đánh giá cũng phải có sự thay đổi, có sự điều chỉnh phù hợp với mục tiêu dạy học mới. Và hệ thống câu hỏi là một trong những yếu tố chính cần thay đổi của việc kiểm tra đánh giá. Đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông 2015, hệ thống câu hỏi được xây dựng cần phải đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu dạy học mới. Đó phải là một hệ thống câu hỏi có thể đánh giá tồn diện học sinh cả về kiến thức lẫn kĩ năng, kĩ xảo, là những câu hỏi có định hướng phát triển phẩm chất , năng lực cho HS. Cách đặt câu hỏi mới, hiện đại khơng chỉ đánh giá chính xác hơn trình độ và năng lực của HS mà cịn tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong giáo dục được xem như chìa khóa của dạy học. u cầu đối với ngành giáo dục chính là những phương pháp, những cách thức giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất đáp ứng mục tiêu giáo dục cũng như đảm vảo phù hợp với yêu cầu và điều kiện hiện tại. Những câu hỏi dạy học được xây dựng cũng khơng nằm ngồi mục tiêu này. Những câu hỏi đưa cần tập trung theo hướng đổi mới, là công cụ hữu hiệu cho phương pháp dạy học tích cực, là một bộ phận của quá trình dạy học phát triển năng lực, phát triển tư duy cho HS
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết thuyết
2.1.2.1 : Đảm bảo bám sát chương trình.
Mục tiêu của chương trình giáo dục Việt Nam hiện hành đã đề cập tới vấn đề phát triển năng lực. Trong mục tiêu giáo dục cấp THPT đã chỉ rõ “hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân”. Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, xây dựng chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực là xu thế nổi trội, đặc biệt đối với giai đoạn giáo dục cơ sở, bắt buộc [32]. Chính bởi lí do đó mà cách đặt câu hỏi, việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo yêu cầu giáo dục phát triển năng lực cần phải tuân theo và bám sát chương trình.
2.1.2.2. Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, chính xác.
Câu hỏi dùng để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài học nên chúng cần được xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Tính chính xác, khoa học thể hiện ở nội dung và hình thức của câu hỏi. Về mặt nội dung, câu hỏi phải nêu lên nội dung chính xác, phản ánh được vấn đề trọng tâm cần hỏi. Cịn về mặt hình thức, câu hỏi phải dùng từ chính xác, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu. Do đó phải nắm vững kiến thức thì khi xây dựng câu hỏi mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác của kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội.
2.1.2.3. Đảm bảo tính hệ thống, khái quát.
Nội dung kiến thức trong từng phần, từng bài, từng chương đều được trình bày theo một trật tự logic, có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi logic hệ thống của bản thân hoạt động tư duy của con người. Do đó, câu hỏi cũng phải được xây dựng theo một hệ thống logic cho mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương; đồng thời, mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi phải xây dựng
sao cho khi trả lời học sinh sẽ nhận được một lượng kiến thức nhất định và theo hệ thống về một chủ đề trọn vẹn.
2.1.2.4. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng thể loại.
Những câu hỏi phải hướng vào những đặc trưng riêng của thể loại truyền thuyết. Việc nghiên cứu những vấn đề mang tính chất riêng như đặc trưng thể loại, đặc trưng thi pháp.... Những câu hỏi phải mang tính phù hợp khi dạy học thể loại truyền thuyết. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức cơ bản trong nội dung bài học mà nó cịn là cơ sở để giáo viên cung cấp thêm những kiến thức riêng của thể loại. Như vậy không những phát huy hiệu quả của những câu hỏi mà cịn có thể cung cấp thêm kiến thức cho HS trong một thời gian cố định.
2.1.2.5. Đảm bảo gắn với giải quyết các tình huống thực tiễn.
Mục đích cuối cùng của dạy học cũng là hướng đến thực tiễn, giúp HS có được những kiến thức và kĩ năng cần thiết để tồn tại và phát triển trong cuộc sống. Đặc biệt trong dạy học phát triển năng lực, việc hướng đến thực tiễn càng được coi trọng và yêu cầu phát huy cao hơn yếu tố thực tiễn. Mặt khác, khi hướng thực tiễn trong dạy học sẽ giúp cho HS có thái độ tích cực với việc học bởi nhận thấy lợi ích và ý nghĩa của các bài tập ấy đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của các em. Vì vậy, việc xây dựng câu hỏi cần gắn với các tình huống cụ thể trong đời sống.
Thông qua những bài học, học sinh sẽ học hỏi được những kinh nghiệm, bài học,kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống thực tế của các em. Từ quá trình truyền thụ tri thức hình thành những năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề và phát triển bản thân. Đây chính là mục đích cao nhất mà giáo dục hướng tới. Chính vì vậy, cần phải chú ý và đảm bảo sự phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh gắn với thực tiễn, thực tế hóa câu hỏi và gắn với cuộc sống.
2.1.2.6. Phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh
Giáo viên cần xây dựng số lượng và chất lượng câu hỏi cho phù hợp với trình độ và đối tượng học sinh. Câu hỏi phải vừa sức, phù hợp với trình độ của học sinh để hạn chế sự chán nản từ phía người học. Trong mỗi tiết học hay bài học, câu hỏi đặt ra phải đi từ dễ đến khó, từ mức độ tái hiện đến tái tạo, sáng tạo. Có như vậy, hệ thống câu hỏi được sử dụng mới kích thích được sự chú ý, say mê, học tập của học sinh, phát huy được vai trị tích cực của học sinh trong giờ học.
Lí luận dạy học hiện đại lấy HS làm trung tâm còn GV đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn. Từ quan niệm đó, lí luận dạy học hiện đại đã tạo ra một cấu trúc mới của một bài học. Một bài học kiểu mới khơng cịn là sân khấu độc thoại của GV mà là thứ sân khấu đối thoại của GVvà HS, ở đó, GV tạo ra các việc làm và HS đáp lại bằng các hoạt động trí tuệ (và cảm xúc). Phương thức hoạt động hơ ứng này cần phải có biện pháp dạy học tương ứng, đó là dạy học bằng câu hỏi.
Để hoạt động học của HS trở thành trung tâm theo quan niệm của lí luận dạy học hiện đại, GV cần thiết kế được một hệ thống câu hỏi nhằm mục đích phát triển tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Do đó, hệ thống câu hỏi khơng phải chỉ đơn giản là liệt kê nội dung đã có trong sách giáo khoa mà cịn phải có u cầu phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, khái quát hóa...làm cho giờ học thêm sinh động.
2.1.2.8. Đảm bảo về mặt hình thức
Khi đặt câu hỏi cần chú ý:
- Ngôn từ trong câu hỏi phải đơn giản, chính xác. Tránh dùng những câu hỏi dài dịng, cầu kì, những từ ngữ trừu tượng, khó hiểu.
- Tránh đưa vào những dữ kiện không cần thiết. Câu hỏi cần tập trung vào vấn đề trọng tâm cần hỏi, khơng lan man, dài dịng.