Dạy học đọc hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 28 - 34)

1.1. Đọc hiểu và dạy học đọc hiểu

1.1.2. Dạy học đọc hiểu

Đọc hiểu trong nhà trường phổ thơng là tồn bộ q trình học sinh tiếp xúc trực tiếp với các văn bản. Đây là một quá trình liên tục gồm các giai đoạn nối tiếp nhau là nhận biết và cảm thụ kí hiệu vật chất và nắm bắt, nhận ra ý nghĩa của các kí hiệu đó. như vậy đọc hiểu chính là q trình nhận thức, q trình tư duy ( tiếp nhận và phân tích, lí giải ý nghĩa của văn bản, phát hiện ra ý nghĩa khơng có sẵn giữa các dòng văn, đọc ra những biểu tượng, ẩn ý của văn bản và diễn đạt lạ bằng lời. Kiến tạo ý nghĩa văn bản); là quá trình đánh giá và phản hồi, sử dụng văn bản( bày tỏ nhận thức về tác phẩm, tư tưởng ,tình cảm của bản thân sau khi đọc tác phẩm, tìm ra giá trị lịch sử của tác phẩm cũng như những ý nghĩa của nó trong các thời đại khác nhau.

Trên tinh thần như vậy, dạy học đọc hiểu có mục tiêu khơng chỉ dừng lại ở việc giúp cho HS cảm nhận được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà còn giúp cho HS có thể tự mình đọc, tự mình cảm, tự mình trải nghiệm những cung bậc cảm xúc, tự mình tìm kiếm và trả lời hàng loại những câu hỏi, đào sâu suy nghĩ về văn bản... dưới dự dẫn dắt và hướng dẫn của GV. Như vậy dạy học đọc hiểu không chỉ đơn thuần là dạy dạy kiến thức mà dạy học đọc hiểu là thơng qua q trình truyền thụ kiến thức để hình thành cho học sinh cách thức tự học, tự nghiên cứu vấn đề một cách tương đối độc lập chứ không phải quá phụ thuộc vào giáo viên. Trong q trình đó sẽ giúp HS hình thành kí năngvà phương pháp đọc nhằm phát triển năng lực đọc hiểu, một năng lực cơ bản của con người trong đời sống xã hội hiện nay. Bản chất của dạy học đọc hiểu chính là dạy các thao tác, các kĩ năng để học sinh tự mình chiếm lĩnh tác phẩm như một bạn đọc tích cực.

Quá trình dạy học đọc hiểu có thể chia làm ba giai đoạn cơ bản là trước khi đọc hiểu, trong khi đọc hiểu và sau khi đọc hiểu. Mỗi giai đoạn đều có những nét cơ bản đặc thù , có sự khác biệt riêng nên khi dạy học cần có sự tác động một cách cụ thể đối với từng giai đoạn để có thể thu được kết quả tốt nhất. Với mỗi giai đoạn cần lựa chọn hình thức đọc phù hợp như hình thức như đọc nhanh, đọc nhầm, đọc lướt, đọc thành tiếng, đọc diễn cảm... một số biện pháp như giải mã, lấp chỗ trống, cụ thể hóa... và những thao tác tư duy như phát hiện vấn đề, phân tích,lí giải, đánh giá, bình luận,... Tuy nhiên các giai đoạn trên đều nằm trong một quá trình liên tục vì vậy các hình thức, phương pháp đó cần được sử dụng kết hợp, phối hợp một cách

nhuần nhuyễn, linh hoạt có như vậy thì dạy học đọc hiểu mới thu được kết quả cao nhất.

Dạy học đọc hiểu ở nhà trường phổ thơng là q trình hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những lớp ý nghĩa ẩn sâu trong kí tự văn bản, tìm tịi và cảm nhận những thơng điệp của các tác giả gửi gắm trong các tầng ngơn ngữ. Tự mình trải nghiệm và hiểu sâu sắc những yếu tố cốt lõi, những tinh túy của tác phẩm.

Dạy học đọc hiểu theo hướng hình thành năng lực cho học sinh: Trong những

năm trở lại đây việc dạy học theo hướng hình thành năng lực hay cịn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra là một xu hướng mới và được đẩy mạnh trong giáo dục với mục đích đào tạo ra những cơng dân có khả năng ứng phó với nhũng vấn đề của xã hội và cuộc sống. Dạy học hình thành năng lực khơng chú trong đến kiến thức hàn lâm mà chú ý tới kĩ năng, kĩ xảo được hình thành sau khi học kiến thức đó. Như vậy theo xu hướng mới trang bị kiến thức không phải là mục tiêu hướng đến mà là hướng đến hình thành năng lực.

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của q trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.

UNESCO đã cơng bố mơ hình các thành phần năng lực phù hợp với bốn trụ cột giáo dục làm tiêu chí cho các nước tham khảo và áp dụng trong đó các năng lực cần thiết sẽ tương ứng với những mục tiêu, tiêu chí giáo dục cụ thể.

Mơ hình 1.1 : Bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chun mơn mà cịn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này khơng tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này

Như đã trình bày ở trên, dạy học đọc hiểu chú ý hướng tới hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh- một năng lực cần thiết đối với con người trong cuộc sống hiện nay khi mà trí tuệ và khả năng tự lập của con người được đề cao. Thông qua những tác phẩm, những văn bản, môn ngữ văn hướng tới trang bị những kiến thức cơ bản cho HS, đồng thời trong q trình đó giúp HS có thể hình thành những kĩ năng cần thiết để tự mình có thể tiếp nhận văn bản với tư cách là một chủ thể độc lập, một bạn đọc tích cực. Ở một cấp độ cao hơn HS sẽ có những đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân về tác phẩm cũng như rút ra những bài học có thể sử dụng trong cuộc sống sau này của bản thân.

1.1.2.2. Dạy học đọc hiểu ở nhà trường phổ thông. a. Dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại văn bản.

Mỗi loại văn bản, ngoài những điểm chung thì có những điểm khác biệt mang tính riêng. Chính những điểm khác biệt tạo nên nét đặc trưng cho từng loại văn bản. Chính vì vậy đọc bất cứ loại văn bản nào cũng cần phải có một cách đọc riêng biệt. Đọc để thấy được cái hay, phát huy được những tinh hoa của tác phẩm. Dạy văn theo tinh thần dạy đọc hiểu chính là dạy cho học sinh cách đọc ấy. Mỗi loại thể loại đều có những yếu tố cốt lõi, cơ bản tạo nên đặc trưng thể loại đó. Dạy học đọc hiểu văn bản là cung cấp cho học sinh cách thức tìm hiểu ý nghĩa văn bản từ các yếu tố cốt lõi, cơ bản ấy. Sử dụng cách thức này, HS sẽ biết đọc hiểu các loại văn bản khác nhau một cách thuận lợi và hiểu những gì đã đọc. Những kiến thức lí luận về thể loại văn học mà sách giáo khoa cung cấp xem kẽ các văn bản tác phẩm chính là cơng cụ, hỗ trợ q trình đọc hiểu. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng những kiến thức về thể loại văn bản chỉ mang tính tương đối và chỉ có ý nghĩa định hướng bởi chúng là là khuôn thước chung rút ra từ các văn bản cùng thể loại, mang tinh khuôn mẫu. Trong khi đó mỗi văn bản lại là một nét riêng của người viết, là sự phát triển và sáng tạo trên cái khuôn mẫu chung, tồn tạ trên một dạng thức cụ thể, mang đặc trưng của một thể loại nhưng cũng có thể là sự giao thoa của nhiều thể loại. Chính vì vậy dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại sẽ giúp HS nắm bắt tốt nhất tác phẩm, giả mã đúng văn bản.

Dạy học đọc hiểu không chỉ giúp HS nắm bắt được cái hay của tác phẩm một cách hiệu quả nhất mà còn là cách phát huy năng lực của học sinh tốt nhất thông qua việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Từ những tác phẩm cụ thể mà HS có được những cách đọc cụ thể tốt nhất trong việc tiếp cận và nắm bất tác phẩm. Chính vì vậy mà HS ngồi việc nắm vững kiến thức tác phẩm cịn có thể rèn luyện cách thức tiếp cận tác phẩm. Đây là con đường ngắn nhất dẫn để hiểu sâu tác phẩm, nắm bắt được giá trị của tác phẩm.

Dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại là dạy học dựa trên những điểm mang tính riêng biệt của một , một nhóm hay một loại tác phẩm văn học cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa sẽ đào sâu hơn những nét mang tính riêng của tác phẩm văn học được tìm hiểu. Như vậy quá trình đọc hiểu văn bản mang lại hiệu quả tích cực khi HS có thể nắm bắt tác phẩm sâu sắc và toàn diện. Học sinh sẽ biết được mình cần phải khai thác những yếu tố nào, đào sâu và nắm bắt những nội dung nào. Đó là q trình

đọc hiểu của học sinh. Đây là cơ sở của quá trình bồi dưỡng và hình thành năng lực đọc hiểu cho HS

b. Dạy học đọc hiểu với việc tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Tích cực hóa hoạt động của HS là một trong những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục hiện nay, khi mà phẩm chất cá nhân cũng như khả năng độc lập được đề cao thì tích cực hóa chính là một vấn đề cần được quan tâm. Muốn tích cực hóa hoạt động đọc hiểu văn bản của học sinh, trước hết giáo viên phải có cách tạo cho HS hứng thú đọc văn bản, để các em có động cơ, mục đích đọc hiểu, từ đó tự giác, nhiệt tình tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm. Tiến trình dạy học đọc hiểu cần lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm với hoạt động trải nghiệm, hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động mở rộng bổ xung, tạo cơ hội và thúc đẩy học sinh tự tìm hiểu, tiếp nhận văn bản một cách chủ động, tự tin. GV cần tránh việc nói thay cho HS, cảm nhận thay cho HS, không nên áp đặt cách cảm, cách nghĩ của mình cho HS. GV cần phải hướng dẫn cho HS để HS tự mình nắm bắt nội dung tác phẩm, cảm nhận tác phẩm bằng chính cảm xúc của bản thân. Dạy học tích cực hóa là việc hướng dẫn HS biết đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh nói ra ý kiến của mình khi đọc văn bản. Việc sử dụng phương pháp dạy học nên câu hỏi trong đọc hiểu cần được nhìn nhận trong mối liên hệ đa chiều, tương hỗ chặt chẽ với các phương pháp dạy học tích cực khác mới phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bạn đọc - học sinh trong dạy học đọc hiểu.

Trong dạy học đọc hiểu định hướng phát triển năng lực thì tích cực hóa hoạt động chính là một trong những biện phát hiệu quả nhất. GV cần phải hướng dẫn,khuyến khích, thúc đẩy HS tìm tịi, phát hiện kiến thức , trình bày quan điểm cá nhân về nội dung tác phẩm, rút ra bài học cho bản thân... Trong q trình đó, HS dần được rèn luyện những kĩ năng, những phẩm chất để có thể đọc hiểu một cách hiệu quả khơng chỉ những tác phẩm trong nhà trường mà cịn những tác phẩm được tiếp xúc trong đời sống hàng ngày.

Quá trình dạy học đọc hiểu là quá trình bồi dưỡng và phát triển năng lực đọc hiểu cho HS. Bằng các biện pháp kích thích HS tích cực, chủ động trong học tập GV đã khơi gợi hứng thú, đam mê học tập,rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết trong tìm hiểu tác phẩm. Cũng chính nhờ vậy mà nâng cao khả năng cũng như hiệu quả đọc hiểu cho HS. Nhờ đó năng lực đọc hiểu của HS cũng được rèn luyện,

củng cố và nâng cao qua mỗi giờ học. Hơn nữa các phương pháp kích thích học sinh tích cực, chủ động là con đường hiệu quả trong việc nâng cao tối đa khả năng cũng như năng lực đọc hiểu của mỗi học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 28 - 34)