HS đọc thêm theo SGK
4. Luyện tập - Củng cố:
* Bài tập: Hãy chỉ ra mắt xích trong phân tử của mỗi polime sau: PVC, polipropilen, polietilen.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài, làm các bài tập: 1, 2,4 Sgk trang 165. - GV hướng dẫn bài tập 5:
+ Polime đem đốt cháy là polietilen.
+ Polivinyl clorua, protein khi đen đốt cháy sẽ có sản phẩm khác ngồi CO2, H2O.
Ngày soạn: 18/04/2014 Tuần 34 Ngày giảng: ....../04/2014
TIẾT 67: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT.I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hóa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính nghiêm túc và cẩn thận khi làm thí nghiệm
II. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: + SGK, SGV, giáo án, máy chiếu.
+ Dụng cụ: Giá đựng ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn. + Hoá chất: Dung dịch glucozơ, ddNaOH, ddAgNO3, ddNH3. - HS: Nắm chắc TCHH của các hợp chất glucozơ, saccarozơ, tinh bột. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.:
1. Ổn định tổ chức: 9A:…… 9B:…….. 9C:……. 9D:……… 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các TCHH của rượu glucozơ, saccarozơ, tinh bột. 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Tiến hành thí nghiệm 1
* GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniăc đựng trong ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào, lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ (hoặc đặt vào cốc nước nóng). - Hướng dẫn HS quan sát các hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.
Nhận xét về TCHH của glucozơ. Viết PTPƯ.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm 2.
- GV đặt vấn đề: Có 3 dung dịch gồm glucozơ,
I. Tiến hành thí nghiệm:1. Thí nghiệm 1: 1. Thí nghiệm 1:
Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac.
* Hiện tượng:
Có chất rắn màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
* PTHH:
C6H12O6 + Ag2O →NH3 C6H12O7 + 2Ag
⇒ Phản ứng tráng gương.
2. Thí nghiệm 2:Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
saccarozơ và hồ tinh bột (loãng) đựng trong 3 lọ bị mất nhãn. Em hãy nêu cách phân biệt 3 lọ dung dịch trên.
- GV gọi HS trình bày cách làm. * GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Nhỏ 1-2 giọt dd iot vào ba dd trong 3 ống nghiệm. Để riêng lọ đựng dd đã nhận biết được. Lấy hai ống nghiệm đánh số thứ tự với hai lọ dd còn lại. Cho vào mỗi ống nghiệm 3ml dd amoniac, thêm tiếp 3 giọt dd AgNO3 vào và lắc mạnh. Tiếp tục cho vào hai ống nghiệm trên 3ml dd đựng trong lọ tương ứng rồi ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng.
- Hướng dẫn HS quan sát các hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
Ghi chép, nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết PTPƯ.
Hoạt động 3: Viết tường trình.
- GV hướng dẫn HS làm bản tường trình theo mẫu.
* Hiện tượng:
- Nhỏ 1- 2 giọt dd iot vào 3 dd đựng trong 3 ống nghiệm: Nếu thấy xuất hiện màu xanh là hồ tinh bột.
- Nhỏ 1- 2 giọt dd AgNO3 trong NH3 vào hai dd cịn lại, đun nóng nhẹ: Nếu thấy xuất hiện Ag kết tủa bám vào thành ống nghiệm là dd glucozơ.
- Còn lại là dd saccarozơ. * PTHH:
C6H12O6 + Ag2O →NH3 C6H12O7 + 2Ag
⇒ Phản ứng tráng gương.