.Nhân tố bên trong địa phương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo hướng PTBV (Trang 26 - 30)

1.3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là sự phát triển nông nghiệp. Mợt địa phương có điều kiện tự nhiên tớt khơng chỉ ở vị trí địa lý, mà bao gồm cả đặc điểm về địa hình, địa chất, khí hậu, sinh vật. Mỗi vùng miền đều có những đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau. Chính sự khác nhau và sự thay đổi của các yếu tố này quyết định đến cơ cấu SXNN ở các địa phương và ở các giai đoạn khác nhau.

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý gần hay xa trung tâm sẽ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực bổ sung trong nông nghiệp về đào tạo, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, nguồn tín dụng hay nguồn nhân lực chất lượng cao... khó hay dễ. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi tạo ra môi trường trong phân phối và hợp tác tiêu thụ nông sản không chỉ trong nợi bợ địa phương, mà cịn giữa địa phương với các địa phương khác trong q trình phát triển nơng nghiệp. Do đó, sẽ đóng góp nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CDCC ngành nông nghiệp theo hướng áp dụng KHCN và hiện đại hơn.

Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình và các đặc điểm địa hình, đặc biệt là đợ cao sẽ chịu sự phân hóa khí hậu khác nhau theo từng vùng, từ đó quyết định đến cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong nơng nghiệp. Các vùng núi có địa hình cao thường khí hậu khắc nghiệt và khả năng cấp nước trong nông nghiệp bị hạn chế và thường là các hoạt động trồng rừng để giảm thiểu tác động tới mơi trường. Các vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng có điều kiện khí hậu khá thuận lợi, khả năng tưới tiêu tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng và SXNN chuyên canh quy mô lớn.

Khí hậu nếu như biến đổi thất thường và khắc nghiệt khiến cho nhịp sinh học của cây trồng, vật ni thay đổi, khó phát triển, năng suất thấp, thậm chí có thể là bị chết. Điều kiện khí hậu là rào cản vô cùng lớn trong quá trình CDCC ngành nông nghiệp, bởi mỗi loại cây trồng và vật nuôi thường chỉ thích hợp ở một số điều kiện khí hậu nhất định.

Dưới tác động của BĐKH ngày nay, tài nguyên đất SXNN bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể: (i) Hiện tượng nước biển dâng đã làm cho diện tích đất nhiễm mặn tăng và diện tích đất SXNN bị thu hẹp; (ii) Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng sạt lở, xói mịn và rưa trơi bờ sơng, bờ biển, ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất. (iii) Hiện tượng hạn hán sẽ làm đất đai khô cằn dẫn đến gia tăng diện tích đất sa mạc. Bên cạnh suy giảm tài nguyên đất thì BĐKH cũng gây ra hiện tượng thiếu nước sản xuất vào mùa khô ở nhiều nơi gia tăng. Đồng thời cường độ và tần suất xuất hiện của thiên tai ngày càng gia tăng. Do vậy, cơ cấu SXNN và phương thức sản xuất sẽ phải thay đổi để ứng phó tớt với các hiện tượng trên. Cụ thể khi nước biển dâng làm gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn thì có thể chuyển đổi mơ hình canh tác lúa nước sang nuôi trồng thủy sản hoặc rau màu, hoặc thay đổi sang canh tác những cây có khả năng chịu mặn…

Tài nguyên

Đất, nước và sinh vật tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp. Chất lượng đất đai kém, thiếu nguồn nước, sâu bệnh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, một phần dẫn tới dịch bệnh trong chăn ni làm cho ngành NN khó khăn và chậm phát triển.

Tuy nhiên, các tài nguyên này không tự tạo ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực với việc tạo dựng cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương mà phải do con người trên cơ sở nhận biết được các lợi thế và bất lợi này để lựa chọn đối tượng SXNN cho phù hợp. Khi đất đang trồng lúa mà bị khơ cằn thì có thể chuyển sang canh tác những cây trồng có khả năng chịu hạn, hay sư dụng các giống cây trồng vật ni có khả năng chớng bệnh cao, các kỹ tḥt canh tác tiên tiến hiện đại trong SXNN tận dụng nguồn tài nguyên.

1.3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đặc điểm kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế tác động trực tiếp nên quá trình CDCC ngành NN của địa phương. Những địa phương có trình đợ phát triển kinh tế cao sẽ thúc đẩy CDCC ngành NN theo hướng PTBV gia tăng sự tham gia của khoa học công nghệ, đảm bảo sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an tồn thực phẩm, hạn chế ơ nhiễm mơi trường và chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thu nhập trung bình của người nơng dân thường sẽ cao và ổn định hơn so với các địa phương khác.

Các địa phương chậm phát triển thường là có lới sớng tự cung tự cấp, lối canh tác lạc hậu, không hướng đến sản xuất bền vững, không áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào SXNN nên năng suất thấp và chất lượng nông sản không cao dẫn đến thu nhập thấp và ảnh hưởng đến cuộc sống của người nông dân.

Dân số và đặc điểm dân cư

Dân số là nguồn cung số lượng lao động trong nông nghiệp. Dân số nhiều và dân số trong độ tuổi lao động quá ít làm cho lượng lao động nông nghiệp trở nên khan hiếm. Điều này đòi hỏi thay đổi phương thức sản xuất thay đổi theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ tăng cơ giới hóa và tự đợng hóa, từ đó thúc đẩy quá trình CDCC ngành NN theo hướng phát triển bền vững và nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.

Đặc điểm dân cư tác động đến chất lượng lao động trong nông nghiệp. Khi người dân của địa phương trong hoạt động nông nghiệp mang tập quán sản xuất cũ, không chịu thay đổi tư duy theo hướng PTBV mà chỉ tập trung vào cái lợi trước mắt sẽ cản trở quá trình CDCC ngành NN qua việc lạm dụng các hóa chất trong trồng trọt, khơng chịu sư dụng máy móc, cơng nghệ mà làm thủ cơng gây ra lãng phí các nguồn lực trong nông nghiệp. Khi người dân ham học hỏi, sáng tạo và có lới sớng đồn kết thì quá trình tích tụ ruộng đất, liên kết trong sản xuất sẽ chặt chẽ và dễ thực hiện hơn.

1.3.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

CSHT là điều kiện cần cho quá trình CDCC ngành NN bao gồm: CSHT cứng và CSHT mềm.

CSHT cứng ảnh hưởng chính đến hoạt động SXNN bao gồm hệ thống đường giao thông và hệ thống thủy lợi. Cơ sở hạ tầng cứng yếu kém là rào cản trong CDCC ngành NN. Đường giao thơng hỏng hóc, nhỏ hẹp dẫn đến các máy móc phục vụ nơng nghiệp như máy gặt, máy cày… khó di chuyển khơng tận dụng được lợi thế cho sản xuất theo quy mô; việc đi lại giao thương, kết nới các vùng khó khăn. Hệ thớng cơng trình thủy lợi không đảm bảo cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, sản xuất thì năng suất cây trồng sẽ giảm.

CSHT mềm bao gồm: hệ thống thông tin truyền thông và hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp. Tuy nhiên, ở cấp xã hoạt động nghiên cứu và

phát triển thường không được triển khai do hạn chế về nguồn lực. Hệ thống thông tin liên lạc không đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác cho người dân thông tin về dịch bệnh, thời tiết, sản phẩm, thị trường, hạn chế cung cấp thông tin về những công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại… sẽ dẫn đến hoạt động SXNN bấp bênh, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. CSHT phát triển sẽ giúp cơ cấu SXNN thay đổi linh hoạt theo tín hiệu của thị trường và dẫn đến quá trình CDCC ngành nông nghiệp diễn ra nhanh hơn. Khi thị trường thay đổi và người nông dân nắm bắt được thông tin thị trường thì sẽ chủ động hơn trong sản xuất. Do vậy, cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ chuyển dịch theo tín hiệu của thị trường và trong SXNN hiệu quả kinh tế cao hơn khơng có tình trạng sản xuất thừa và giá nơng sản giảm.

1.3.2.4. Năng lực điều hành của chính quyền địa phương

Trong hoạt động nông nghiệp ở địa phương, chính qùn địa phương có vai trị quan trọng trong định hướng, tổ chức thực hiện hoạt động SXNN. Chính quyền địa phương hoạt đợng và quản lý tớt sẽ góp phần thúc đẩy quá trình CDCC ngành NN hướng tới phát triển bền vững và theo đúng định hướng phát triển chung của huyện, tỉnh.

Thêm vào đó, chính quyền địa phương cấp xã là kênh trung gian giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp, mang đến thông tin quan trọng giúp nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lao động và trình độ tiếp cận nguồn lực và khoa học kỹ thuật và thị trường cho người nông dân. Điều này tạo điều kiện cho giá trị nông sản địa phương tăng lên, hình thành nên chuỗi giá trị làm cho thu nhập của người dân tăng lên và ổn định hơn.

1.3.2.5. Trình độ và nhận thức của người nông dân

Nông dân là người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Muốn CDCC ngành nông nghiệp theo hướng PTBV thì trình đợ và nhận thức của người nơng dân có vai trị rất quan trọng. Một là, hiểu về kĩ năng, kĩ thuật trong canh tác sản xuất mới; nắm bắt được các kiến thức về mô hình SXNN theo hướng bền vững. Hai là, người nơng dân có khả năng nắm bắt và thích ứng với sự thay đổi của thị trường; những kiến thức về kinh doanh…Ba là, nông dân nhận thức được hoạt động SXNN của mình cung cấp sản phẩm ra thị trường có tác đợng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Thứ tư, người nông dân cũng phải hiểu biết về chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước;

những kiến thức luật pháp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân. Do vậy nếu trình độ của người nông dân cao thì rất dễ dàng ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, đổi mới mô hình sản xuất, quản lý nơng nghiệp. Bên cạnh đó người nơng dân sẽ chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phù hợp với thị trường và những biến động do BĐKH gây nên.

1.3.2.6. Liên kết sản xuất nông nghiệp của địa phương

Trong SXNN, Liên kết sản xuất là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản để đưa nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Liên kết trong SXNN có thể thực hiện theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Liên kết ngang là

hình thức liên kết giữa các chủ thể với nhau để tạo vùng chuyên canh, cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường với quy mô lớn. Liên kết dọc là hình thức liên kết giữa các chủ thể với các đối tác khác theo chuỗi giá trị nhằm gia tăng giá trị của nông sản.

Khi liên kết SXNN chặt chẽ thì sẽ hướng nền SXNN theo quy mô lớn và lấy thị trường làm mục tiêu của sản xuất. Trên cơ sở đó sẽ thay đổi cơ cấu SXNN cho phù hợp với thị trường.

1.4. Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở một sốđịa phương địa phương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo hướng PTBV (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w