Cơ hội và thách thức tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo hướng PTBV (Trang 64 - 66)

2.2.1 .Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương

3.1. Cơ hội và thách thức tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025

3.1. Cơ hội và thách thức tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững

3.1.1. Cơ hội

Một là, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho giao thương, hợp tác trong nơng nghiệp

Xã Nam Dương có vị trí địa lý nằm ngay trung tâm huyện Nam Trực, cách trung tâm thành phố và đường cao tốc không xa. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng về cơ bản đáp ứng được các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp. Do vậy cơ hội giao thương hợp tác tăng lên không chỉ ở đầu ra của quá trình sản xuất mà cả ở đầu vào và hoạt động SXNN.

Ở đầu ra của quá trình sản xuất, khả năng đưa nông sản ra các thị trường lớn trong khu vực miền Bắc tăng lên. Trong quá trình sản xuất, ở các vùng khác nhau có thể liên kết đào tạo, hướng dẫn chăm sóc và ni trồng. Với đầu vào, các doanh nghiệp ở các vùng khác nhau có thể cung cấp vớn, giớng cây trồng và các nguồn công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến nông sản giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản trong nước và xuất khẩu.

Hai là, nhu cầu về sản phẩm rau quả sạch các loại có xu hướng tăng lên

Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên họ có xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm trong tiêu dùng. Thay vì sư dụng sản phẩm khơng có nguồn gớc xuất xứ, người tiêu dùng chọn những nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn, trong đó nhu cầu về sản phẩm rau quả sạch có xu hướng tăng lên.

Tại xã Nam Dương, tỷ trọng sản phẩm rau quả hàng năm chiếm phần lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Do vậy, nếu xã Nam Dương tận dụng được khả năng cung cấp về sản phẩm rau quả vớn có và kết hợp với sự thay đổi phương thức sản xuất, canh tác theo hướng nâng cao chất lượng nông sản, thân thiện với môi

trường và gắn nguồn gốc xuất xứ lên sản phẩm. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy CDCC ngành nông nghiệp theo hướng tận dụng lợi thế so sánh hướng tới PTBV.

Ba là, môi trường đầu tư của ngành nơng nghiệp theo hướng PTBV đã có nhiều bước thuận lợi

Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và phát triển nơng nghiệp theo hướng PTBV nói riêng đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng quan tâm. Nhiều quyết định, nghị quyết được đưa ra như Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/06/2013 về đề án “ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển” , Nghị định 55/2015/NĐ-CP của chính phủ về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” ngày 09/06/2015, Quyết định 1346/QĐ-UBND về phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV giai đoạn 2014-2020” ngày 30/07/2014. Theo đó khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và ứng dụng CNC. Trong khi đó, hoạt đợng SXNN là hoạt đợng chính tại xã Nam Dương thì đây là cơ hội để xã Nam Dương thu hút được các hoạt động đầu tư vào nông nghiệp theo hướng PTBV giúp tăng cường liên kết trong sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Bốn là, sự phát triển của khoa học công nghệ vào SXNN

Sự phát triển của khoa học công nghệ thể hiện ở mọi cấp khi chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất. Ở cấp quốc gia, các viện nghiên cứu liên kết với các tổ chức q́c tế đã đưa ra giớng mới có khả năng thích ứng với BĐKH cao, mô hình chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị cao, các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào SXNN. Ở cấp tỉnh, tỉnh Nam Định cũng đã triển khai các đề tài dự án khoa học hỗ trợ sản xuất và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Thêm vào đó, vị trí thuận lợi của xã Nam Dương sẽ giúp việc tiếp cận và ứng dụng các thành tựu KHCN vào nông nghiệp dễ dàng hơn. Rõ ràng nếu không đổi mới, không ứng dụng mạnh mẽ KHCN thì nền nông nghiệp và thúc đẩy CDCC ngành NN sẽ lạc hậu, yếu kém và không thể cạnh tranh được với các khu vực khác đặc biệt là không thể cạnh tranh trên thị trường q́c tế tức là rơi vào vịng luẩn quẩn: lạc hậu – năng suất thấp – đói nghèo – lạc hậu. Áp dụng tiến bợ KHCN vào

SXNN sẽ thúc đẩy quá trình CDCC ngành nông nghiệp nhanh và theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo hướng PTBV (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w