2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Nam Dương là mợt đơn vị hành chính nằm phía nam huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tḥc trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Nam Trực. Phía đông giáp xã Nam Hùng, phía tây giáp với xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản lấy sông Đào làm ranh giới, phía nam giáp hai xã Bình Minh và Đồng Sơn, phía bắc giáp với với thị trấn Nam Giang.
Vị trí địa lý nằm ngay trung tâm huyện Nam Trực, xã Nam Dương cách trung tâm tỉnh Nam Định khoảng 10 km, có tỉnh lợ 490C chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc bn bán, giao thương hàng hóa cũng như các sản phẩm nơng nghiệp của địa phương với các khu vực lân cận, trung tâm thành phố và cả các tỉnh khác. Ngoài ra, vị trí địa lý giúp cho xã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và đầu tư từ trung tâm huyện, tỉnh dễ hơn so với mợt sớ địa bàn khác trên tồn hụn. Bên cạnh đó, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ liên quan đến giáo dục, công nghệ và truyền thông. Điều này giúp cho người dân của địa phương nói chung và người nơng dân hoạt đợng trong nơng nghiệp nói riêng tiếp nhận được chuyển giao cơng nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cũng như các chương trình dạy nghề, đào tạo cơng nghệ, quản lý… trong sản xuất nơng nghiệp. Có thể thấy, vị trí địa lý Xã Nam Dương thuận lợi có tiềm năng xuất khẩu nơng sản và thúc đẩy quá trình CDCC ngành NN theo hướng sản xuất xanh và ứng dụng CNC.
2.1.1.2. Địa hình, khí hậu
Xã Nam Dương có địa hình tương đới bằng phẳng có mợt phần diện tích là vùng trũng. Vùng có địa hình trũng, dễ ngập có diện tích 23,05 ha thích hợp với trồng lúa, vùng còn lại cao trình hơn thích hợp cho cây hàng năm, cây ăn quả kết
hợp với khu dân cư. Địa hình trên có thể chịu tác đợng bởi BĐKH tồn cầu song nhìn chung khơng lớn.
Bên cạnh đó, Xã Nam Dương tḥc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nền nhiệt trung bình năm khá cao dao động trong khoảng 23o – 24o. Lượng mưa trung bình năm tương đương với lượng mưa trung bình năm của tỉnh dao động trong 1750 - 1800 mm. Khí hậu phần lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cho ngành nông nghiệp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú và các hoạt động kinh tế khác. Đặc biệt là trồng lúa nước, các loại rau màu - củ quả… cũng như việc chăn ni gia súc, gia cầm như bị, lợn, gà… Người dân cũng dễ dàng canh tác, tăng vụ để gia tăng thu nhập từ hoạt đợng nơng nghiệp.
Tuy nhiên BĐKH tồn cầu trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa nhiều, bão và áp thấp nhiệt đới thay đổi cả về tần suất và cường độ. Xã Nam Dương chịu sự thay đổi rõ ràng nhất về nhiệt độ và lượng mưa, đã tác đợng khơng nhỏ tới dịng chảy, làm gia tăng tình trạng ngập lụt, dòng chảy tăng nhiều hơn vào mùa lũ gây lụt và giảm vào mùa cạn gây khơ hạn. Tác đợng của dịng chảy khiến cho thủy lợi phải chú trọng, nhất là giải quyết nước vào mùa cạn. Những hiện tượng BĐKH khác như bão và áp thấp nhiệt đới phân bớ tập trung hơn, chế đợ gió tương đối ổn định nên gần như nông nghiệp xã Nam Dương không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chúng. BĐKH không chỉ làm giảm chất lượng đất và hiệu quả sư dụng đất trong nơng nghiệp mà cịn làm thay đổi nhịp độ sinh học của sinh vật nên dịch bệnh có cơ hợi nảy sinh. Nạn chuột phá xảy ra ở vùng trồng lúa làm năng suất lúa giảm đáng kể trong vụ mùa, với vụ mùa năng suất lúa chỉ đạt 1 tạ/sào, trong khi vụ lúa xuân năng suất lúa đạt khoảng 2 tạ/sào. Ở vùng trồng màu trên địa bàn xã nhưng với vùng trồng màu nạn cḥt phá cịn ở mức độ thấp, kết hợp với chỉ đạo trong công tác diệt chuột của xã gần như vùng trồng màu không chịu ảnh hưởng bởi cḥt. Điều này cho thấy xã có tiềm năng trong phát tiển cây màu. Cây lúa trong hoạt động SXNN chủ yếu để đạt mục tiêu về đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp rất nhỏ vào nâng cao thu nhập cho người dân.
2.1.1.3. Tài nguyên
Tài nguyên đất
Xã Nam Dương có tổng diện tích đất tự nhiên là 608,11 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 452,31 ha chiếm 74,38%, đất phi nông nghiệp là 175,45 ha
chiếm 28,85% còn lại là phần diện tích đất chưa sư dụng chiếm 0,37%. Diện tích sản xuất nông nghiệp trải dài 2 bên trục chính xã. Bên cạnh đó, đất canh tác chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, thích hợp với hầu hết các loại cây, nên thay vì trồng lúa trồng các loại cây có giá trị cao hơn như rau sạch, cây hoa cảnh… sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là một điểm thuận lợi giúp cho việc hình thành canh tác rộng và SXNN theo quy mô kết hợp với kỹ thuật thâm canh cây trồng để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong SXNN.
Tài nguyên nước
Xã Nam Dương có 2 nguồn nước chính là nước ngầm và nước mặt. Nguồn nước mặt chủ yếu được chứa ở các ao, hồ và kênh. Thực trạng quan sát tại các kênh chứa nước mặt trong khu vực nợi đồng lượng nước cịn hạn chế, nước cịn bị ô nhiễm do rác thải và nước thải sinh hoạt. Nước mặt xen kẽ với khu dân cư trong ao, hồ lại tương đối dồi dào và không bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản nước ngọt. Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính trong hoạt động tưới tiêu, nước không bị ô nhiễm và được khai thác dưới dạng giếng khoan trong quá trình SXNN người dân thường sẽ sư dụng máy bơm cho hoạt động tưới tiêu. Sư dụng nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm tạo điều kiện cho phát triển một nền nông nghiệp sạch và nếu áp dụng khoa học công nghệ thì quá trình CDCC sẽ bền vững hơn.
Sinh vật
Sinh vật trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu là các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản nước ngọt. Hệ thớng cây trồng đa dạng. Trong đó, điển hình lúa có các giớng mới có năng suất cao hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn như giống lúa dự hương, TBR225, BC15…, giống khoai tây solara, marabel… và nhiều loại giống rau, dưa khác. Tuy nhiên các loại cơn trùng, bị sát cũng tồn tại có cả lợi và hại trong SXNN. Một số lồi phá hủy cây trồng như cḥt, sâu, bọ… cũng có điều kiện sinh sơi nếu như khơng được kiểm sốt sẽ dẫn đến phá hoại mùa màng.
Điều kiện tự nhiên là tiền đề để lựa chọn cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương và quyết định hướng CDCC ngành nông nghiệp của địa phương theo hướng PTBV. Với vị trí địa lý, điều kiện địa hình khí hậu tương đối thuận lợi và các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì xã Nam Dương có tiềm năng hình thành nền nơng nghiệp
tồn diện có hiệu quả cao trong trồng trọt với cây màu và trong chăn nuôi gia súc gia cầm.