2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Xã Nam Dương về cơ bản là một xã thuần nông. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Nam Trực, sự nhiệt tình ủng hợ của cán bợ và nhân dân trong tồn xã, UBND xã đã chỉ đạo, điều hành và đạt được những kết quả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hợi và an ninh – q́c phịng. Trong đó, nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong tổng giá trị sản xuất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.
Theo kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra kinh tế cá thể của UBND xã Nam Dương năm 2017, có đến 82,9 % các hộ gia đình tham gia sản xuất nơng nghiệp, trong đó có đến 43% sớ hợ chỉ làm nghề nông. Người dân tham gia vào công nghiệp và dịch vụ chủ yếu là do tự phát dưới các ngành nghề như: thợ xây, phụ hồ, may mặc,... hay dịch vụ nhỏ lẻ tự phát như: dịch vụ cho thuê xe cá nhân, cho thuê phông bạt, buôn bán, cưa hàng ăn ́ng,... mà khơng đăng kí kinh doanh. Tồn xã tính đến năm 2019 có ít các doanh nghiệp hoạt đợng, khoảng 20 doanh nghiệp trong cả công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu về buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt, gia công cơ khí và xây dựng cơng trình kỹ tḥt dân dụng khác và có mợt doanh nghiệp cung cấp bán lẻ xăng dầu. Và xã có mợt làng nghề trùn thống là làng nghề làm miến với 8 hộ gia đình sản xuất. Con số này đã giảm đi tính đến nay góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường đặc biệt ở khu vực làng này, do tác động của sản xuất truyền thống, thủ công gây ra.
Ngành nông nghiệp của xã đã có bước phát triển và là ngành chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của xã. Bên cạnh đó, ngành nơng nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân trên địa bàn xã. Mặc dù tăng trưởng trong nông nghiệp và những bước thay đổi lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhìn chung làm tăng thu nhập cho người dân. Xong hoạt động SXNN còn manh mún nhỏ lẻ, tập qn canh tác trong nơng nghiệp cịn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và BĐKH nên thu nhập của người dân vẫn còn bấp bênh, không ổn định. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng 0,6 triệu đồng/người thì đến năm 2019,
thu nhập bình quân đầu người giảm 0,5 triệu đồng/người. Một số hộ gia đình bỏ làm nông và chuyển sang đi làm công nhân cho các công ty trong huyện, tỉnh. Một số khác bỏ làm nông chuyển sang buôn bán và kinh doanh các dịch vụ nhỏ lẻ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi đặc biệt với 2 xóm có tỉnh lợ chạy qua. Dịch vụ bước đầu phát triển giúp lượng nông sản tiêu thụ trên địa bàn tăng lên, thị trường nội bộ địa phương cũng được mở rộng ra.
2.1.2.2. Dân số và lao động
Đến hết năm 2019, xã có tổng sớ hợ là 3112 tương ứng với tổng số nhân khẩu là 12050 và hầu hết là dân tộc kinh. Lực lượng lao động chiếm 79,5% dân số của xã tương đương với khoảng 9500 lao động trong cả nông nghiệp và phi nông nghiệp và chủ yếu là lao động nông nghiệp. Người dân của xã cần cù, chịu khó trong lao đợng sản xuất. Lượng lao đợng dồi dào nhưng luôn tồn tại thời gian nhàn rỗi. Vì vậy, địa phương cần có những chính sách để đa dạng hóa SXNN sẽ giảm được thời gian nơng nhàn và tận dụng được lao đợng có trình đợ.
Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nạn chuột phá và khoa học cơng nghệ áp dụng trong nơng nghiệp cịn chưa cao nên năng suất cây trồng tăng không đáng kể cùng với sự gia nhập của các khu công nghiệp ở các vùng lân cận nên ngày càng nhiều nhân dân không cấy ruộng. Lượng lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề đi làm các công ty ngày càng tăng.
Do vậy, đặc điểm dân cư của xã vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu trong quá trình CDCC ngành NN của địa phương.