Sinh đẻ và 49 ngày sau sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 25)

II. Phong tục tập quán

6. Sinh đẻ và 49 ngày sau sinh

Khi người phụ nữ bắt đầu trở dạ, người giúp việc sẽ để ba bát cơm và ba bát canh lên bàn, rồi xoa tay cầu mời thần Samshin hay Sanshin, Samshirang, Samshin halmoni, tùy thuộc từng vùng ( vị thần sinh nở, người quản lý việc mang thai, sinh nở an tồn và ni con). Lễ vật trên bàn dành để cúng vị thần này gồm: cơm trắng, canh rong biển và nước giếng múc vào lúc bình minh. Sau đó, một người, thường là mẹ chồng, đứng trước bàn thờ, hai tay xoa vào nhau, cầu xin sức khỏe của người mẹ và tuổi thọ của đứa trẻ, điều này được gọi là pison, kết hợp hai từ pilda ( cầu nguyện ) và son ( bàn tay ). Khi người phụ nữ sinh con xong, người ta sẽ dọn cơm trắng và canh rong biển cho sản phụ ăn.

Vào ngày thứ ba sau khi sinh, sản phụ sẽ tắm bằng nước ngải đắng đun sôi và tắm lần đầu cho bé bằng nước ấm. Người ta cũng sẽ chuẩn bị ba bát cơm trắng và ba bát canh rong biển củng Samshin, để mẹ chồng tay xoa vào nhau, cầu xin sức khỏe cho người mẹ và tuổi thọ của đứa bé. Cũng bắt đầu từ ngày thứ ba này, mọi người trong gia đình mới được nhìn đứa trẻ sơ sinh.

Đến bốn ngày sau, tức là 7 ngày sau sinh, gia đình lại tổ chức một buổi lễ đặc biệt; và cứ thế, tiếp đến 7 ngày liên tiếp cho tới 49 ngày. Những ngày này gọi là ire kèm theo số thứ tự từ 1 đến 7 đứng ở trước (choire là ngày đầu tiên trong số 7 ngày, tuire là ngày thứ hai, rồi đến sêire, nêire, tasotire, yosotire và inkopire). Trong những ngày đặc biệt này, từ sáng sớm, mọi người phải chuẩn bị cơm trắng, canh rong biển, hay đôi khi là bánh bột gạo, rồi thực hiện lễ pison; sau đó, họ hàng tập trung lại để cầu phúc cho đứa bé.

Sau buổi lễ cuối cùng vào ngày thứ 49 thì mọi điều cấm kị đều hết. Các sợi dây cấm kỵ ( buộc ở lối vào ) được tháo ra, các thành viên trong gia đình có thể đi thăm viếng nhà có tang, sản phụ có thể làm những cơng việc bình thường và đứa trẻ có thể được bế ra ngồi.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)