II. Phong tục tập quán
8. Lễ thôi nôi
27
Bữa sinh nhật lần thứ nhất (gọi là dol janchi) có các món ăn chính là bánh bột gạo và hoa quả. Người ta cũng làm các loại bánh từ vỏ quế cùng bánh hấp nắm tròn được cuộn với bột nhiều màu, hay bánh hấp nhiều tầng, gọi là bánh gạo cầu vồng, được làm với hy vọng đứa bé sẽ có nhiều tài năng lớn như màu sắc của cầu vồng.
Đứa trẻ được đặt ngồi trước một cái bàn bày sẵn rất nhiều thứ bánh gạo, bánh bao, tiền, chỉ sách, giấy, bút lông và một bộ cung tên; nếu là con gái thì cung tên được thay bằng cái kéo và thước. Trong lần sinh nhật này, đứa trẻ sẽ được mặc quần áo theo phong tục truyền thống với tay áo có sọc bảy sắc cầu vồng và được khuyến khích để bé tự cầm lấy một vật nào đó mà nó thích, rồi dựa theo vật đó mà người ta dự đốn tương lai của nó. Ví dụ, tiền và gạo tức là sự giàu có, cuộn chỉ tượng trưng cho tuổi thọ, sách bút tượng trưng cho sự uyên bác...
Đồ ăn trong lễ sinh nhật đầu tiên cũng được chia cho họ hàng và hàng xóm láng giềng, những người hay tặng quà, chúc phúc. Quà của khách khứa được mời đến dự lễ tặng cho đứa bé thường là chỉ, vải, tiền, vịng, thìa, bát, đũa và đồ chơi.
28
Vào những lần sinh nhật sau, người ta kỷ niệm bằng cách chia đồ ăn cho họ hàng, hàng xóm láng giềng và cũng giống như lễ 100 ngày sau sinh và lễ sinh nhật đầu tiên, mọi người chuẩn bị bàn để cúng Samshin và Thượng đế ở phịng khách chính. Đứa bé được tổ chức lễ sinh nhật sẽ ăn đồ ăn đặt trên bàn thờ cho Samshin.
Từ để chỉ sinh nhật trong tiếng Hàn có khác nhau, tuỳ theo từng lứa tuổi. Từ thơng dụng là sengil dùng cho những người cịn trẻ, sengshin dùng cho người già và tanil hay tamshin dùng cho những người theo tôn giáo, vua chúa.