Lễ trưởng thành

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 28 - 29)

II. Phong tục tập quán

9. Lễ trưởng thành

Theo Yeso ( sách về nghi lễ ) thì lễ trưởng thành được tổ chức khi con trai từ 15 đến 20 tuổi và con gái đến 15 tuổi . Đối với con trai, nếu cha mẹ hay họ hàng thân thuộc mất vào năm trước đó, thì buổi lễ sẽ phải hỗn. Theo truyền thống, con trai Hàn Quốc khi 15 tuổi được cho là đã có kiến thức về Nono (sách về tư tưởng Khổng giáo) và Hyogyong (sách về đạo hiếu). Vào tuổi này, cha mẹ mong muốn đứa con trai hiểu được những ứng xử đúng mực và sự dạy dỗ của các bậc hiền nhân. Vậy nên buổi lễ chỉ được thực hiện sau khi người con trai đã được dạy bảo về những điều trên.

Buổi lễ được tổ chức trong tháng giêng âm lịch, lễ của con trai gọi là kwallye. Ba ngày trước buổi lễ, gia chủ thông báo sự kiện này trước bàn thờ gia tiên và chọn người cử hành buổi lễ. Buổi lễ bắt đầu bằng 3 nghi thức trong nghi thức đầu tiên, một chiếc lông chim (shiga) được gài lên đầu đứa trẻ, rồi người hành lễ nhận chiếc mũ từ tay người phụ lễ (là một thành viên trong gia đình), đặt lên đầu đứa bé sau khi đọc một bài chúc mừng. Đứa trẻ cúi mình, hai tay giơ lên cao, chắp vào nhau rồi vào phòng để thay quần áo lễ (sagysam), mặc áo choàng màu trắng (shimui), sau đó trở ra để thực hiện nghi thức thứ hai.

Vào nghi thức thứ hai, chiếc mũ trước được bỏ xuống và thay bằng chiếc mũ làm bằng bờm ngựa (kat).

Đến nghi thức thứ 3, đứa trẻ lại vào phịng thay áo chồng và mặc quần màu đen (chosam). Đến đây, ba nghi thức mới được coi là kết thúc.

29

Khi con gái đến 15 tuổi thì tóc mới được búi lên để chuẩn bị làm lễ trưởng thành. Mẹ của đứa trẻ sẽ là người cử hành lễ và một phụ nữ khác trong nhà là người phụ lễ. Cũng giống như trong trường hợp lễ trưởng thành của con trai, người ta cũng đặt cho bé gái một tên mới và trình báo với tổ tiên.

Đồ ăn trên bàn lễ đơn giản chỉ có rượu, thịt rán và thịt luộc, nhưng người ta cũng chuẩn bị các món khác để đãi họ hàng và khách khứa, như mì, bánh gạo, thịt, rượu, hoa quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 28 - 29)