Các món ăn và đồ uống truyền thống

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 44 - 48)

I. Các trò chơi dân gian

4. Các món ăn và đồ uống truyền thống

Cách dễ nhất và thú vị nhất để tìm hiểu sâu một nền văn hóa là nếm các món ăn của họ. Cách nấu nướng của người Hàn Quốc tạo ra những món ăn có hương vị rất đặc biệt đối với khách du lịch, bởi được chế biến chủ yếu từ các loại rau quả khác nhau. Các loại gia vị thường được sử dụng bao gồm: hành, tỏi, hạt tiêu đỏ, ớt, gừng, bột đậu lên men và dầu vừng...

Cơm (pap): Cơm nấu bằng gạo hoặc độn thêm lúa mạch, bắp hay những loại khác, là

lương thực chính của người Triều Tiên. Ngồi nhiều cách để nấu cơm và nhiều thành phần khác nhau có thể thêm vào đó, người ta cịn có thể nấu cùng với rau, trứng, hoặc thịt.

Canh (kuk, tang): Trong mọi bữa ăn của người Hàn Quốc đều có canh. Các thực phẩm

thường dùng để nấu canh có thịt, rau, cá, rong biển, con trai, ốc và cũng có thể là xương hay lịng gia súc.

Các món hầm (tchigae và chongol): Các món nấu ít nước hơn nhưng nhiều thành phần

hơn món canh. Tùy vào thành phần chính của món hầm mà thêm vào các loại gia vị phù hợp. Tchigae là một ví dụ điển hình về món hầm, cịn món Chongol được nấu bằng nhiều lớp thịt bò thái mỏng.

45

0m với nước tương (tchim và chorim): Đây là món có thể nấu bằng bất cứ thứ gì cũng

với gia vị trong một chiếc nồi đất và om lửa thật lâu cho đến khi chín. Có nhiều kiểu nấu Tchim, được trộn với nước tương đậu hoặc nước tương ớt, món này có thể bảo quản được nhiều tuần lễ.

Nướng (Kul) và rán (chon): Nuớng thực phẩm bằng xiên hoặc bằng vỉ. Bị nướng vỉ là

dạng món nướng phổ biến nhất.

Chon: là dạng món rán (chiên) phổ biến. Trong món này người ta dùng thịt nguyên miếng hay thái nhỏ, hoặc cá, hoặc rau, được tẩm với bột mì, sau đó những miếng này được nhúng vào trứng và đem rán trong chảo.

Thịt hoặc cá sống thái mỏng (hoe): Ăn cá sống hoặc nấu tái là món ăn được nhiều người

ưa thích. Cả hai món này dùng làm đồ nhắm rượu cũng rất tốt, nên thường được ăn trong những dịp đặc biệt

Các món rau (namul): Người ta có thể chế biến rau bằng cách luộc tái hoặc đảo dầu, mỡ

nóng trên chảo và tẩm với nhiều loại gia vị. Quá trình trộn, thêm gia vị hay ngâm tẩm phải do những người nấu ăn giỏi thực hiện để tăng thêm hương vị.

Cá muối (chotkal): Bảo quản cá, con trai, trứng cá hay ruột cá bằng muối cho đến khi lên

men là cách làm truyền thống của người Triều Tiên. Làm như vậy sẽ có những món ăn thêm hay khai vị tuy hơi mặn nhưng ngon miệng. Những thực phẩm muối này có thể được làn gia vị cho những món khác, đặc biệt là kimchi.

Bánh gạo (ttok): Loại bánh gạo truyền thống này được làm bằng bột gạo, hấp trong mỗi

cái chõ. Bánh thường được làm trong những dịp cũng giỗ hay ngày lễ tết.

Kim Chi: Kim Chi là món ăn nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Đây là món rau trộn cho lên

46

thu kim chi được làm với số lượng nhỏ, cịn để ăn vào mùa đơng người ta làm với số lượng lớn để ăn qua suốt thời gian 3 hay 4 tháng.

Thời xưa kim chi được làm bằng rau xanh và muối hoặc hỗn hợp của muối và rượu. Cuối thời Shilla thống nhất và đầu thời Koryo, kim chi làm bằng củ cải thái mỏng ngâm trong nước muối trở nên phổ biến. Một thời gian sau đó, ớt được du nhập vào Triều Tiên và được thêm vào món kim chi. Vào cuối thời kỳ Choson, ớt bột cùng với Chotkal (cá hay động vật có vỏ trở thành những thành phần được ưa chuộng trong món ăn này), ở miền Nam chotkal được làm bằng cá sống, trong khi ở miền Bắc tôm được dùng phổ biến hơn. Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng có ảnh hưởng đến hương vị của kim chi, tại những vùng ấm áp, chotkal và ớt bột được dùng nhiều để tránh cho kim chi khỏi bị hỏng, còn kim chi làm ở các vùng phía Bắc thường ít muối và ớt hơn. Ngày nay các chuyên gia ẩm thực đã có tư liệu về hơn 100 loại kim chi khác nhau.

Thịt bị nướng (bulgogi): Đây là một trong số những món ăn nổi tiếng nhất Triều Tiên

và thường được nhiều người ưa thích. Nghĩa đen của Bulgogi là “bị nướng lửa”. Những lát thịt bò mỏng và mềm được ướp trong dung dịch làm từ nước tương, dầu vừng (mè), tỏi, hành và các gia vị khác, sau đó nướng trên vỉ với lị than đặt trên bàn ăn.

Sườn nướng (kalbi): Món này cũng được nướng như Bulgogi nhưng sử dụng sườn lợn

hay sườn bị. Món này cũng được nướng vỉ hay ngay trên bàn ăn. Những nhà hàng có phục vụ món Bulgogi cũng thường có món kalbi.

Shinsello: Shinsello là một món ăn ngon. Thành phần của món này gồm thịt, cá, rau và

đậu phụ trộn lẫn, sau đó đem ninh nhỏ lửa trong nước thịt bò trên một lò than đặt ngay trên bàn ăn.

47

Hangjongshik: Hangjongshik theo nghĩa đen “là toàn bộ bữa ăn của Triều Tiên”, và quả

là như vậy. Khi yêu cầu món này, người ta sẽ được phục vụ Bulgogi, sườn hấp, cá nướng và một loạt các món ăn thêm. Những món ăn thêm này khác nhau tùy theo từng nhà hàng, nhưng lúc nào cũng rất nhiều món ăn.

Cơm trộn ( Bibimbap ): Món bibimbap được chuẩn bị bằng cách dùng cơm trộn với

những lát thịt, rau đã tẩm gia vị và trứng. Nếu muốn, người ta có thể ăn nó với kojujang ( một loại nước sốt làm từ ớt ).

Kujolpan: Đây thường là món ăn đầu tiên trong bất kỳ nhà hàng thanh lịch nào của Hàn

Quốc. Thành phần của món ăn này gồm có những dải thịt nấu chín và các loại rau được sắp xếp trong một đĩa lớn với một chiếc bánh kếp Triều Tiên (giống như bánh đa) đặt ở giữa. Thịt và rau sẽ được cuốn trong bánh kếp để ăn.

Mì nấu thịt bị (sollongthang): Món này được nấu với các gia vị như vừng, muối, tiêu,

hành tươi và dầu ăn, để ăn với cơm như món ăn chính, đi kèm với nó là các món ăn thêm khác và một loại kim chi đặc biệt làm bằng củ cải, gọi là kkaktugi.

Cháo gà(samgyethang): Gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp và tỏi, sau đó người ta hầm

nhừ tất cả và cho thêm muối và tiêu trước khi ăn. Ăn món này có gừng giúp người ta phục hồi cơ thể và tinh thần vào những ngày hè nóng bức.

Mì lạnh (naengmyon): Những sợi mì được làm bằng bột lúa kiều mạch, rất mảnh và dai,

được nấu chung với nước dùng bò cùng với hành tươi, củ cải, dưa chuột, vừng và những lát thịt bò mỏng. Gia vị phù hợp với món này là mù tạc nóng và dấm. Nhiều nhà hàng chỉ chuyên làm một món Naengmyon này. Đây là một món ăn được nhiều người ưa chuộng vào mùa Hè.

Toenjang tchigae: Đây là món xúp đặc biệt nấu từ bột đậu lên men và rau để ăn với cơm.

48

Maengmyon: Món maengmyon là món mỳ ống nấu với nước sốt thịt rồi để lạnh, sau đó

mới đem dùng. Món ăn này rất được ưa thích vào mùa Hè.

Gà hầm sâm (Samgytang): Thịt gà ninh nhừ lấy nước cốt hầm với sâm là một món ăn để

bồi dưỡng sức khỏe rất thơng dụng của người Hàn Quốc.

Ttok kuk: là món canh bánh đa thái sợi nấu với nước dùng gà (hoặc bị) đây là món ăn

khơng thể thiếu trong ngày tết để dâng cúng ông bà tổ tiên. Người Hàn Quốc cho rằng ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm mới.

Pindaettok: Đây là bánh tráng kếp làm bằng đậu xanh, một món ăn khơng thể thiếu trong

ngày lễ, tết. Là một món ăn nhẹ thường đem đi dã ngoại.

Kim bap: Gồm cơm và thức ăn (củ cải muối , trứng tráng , thịt bị xay nấu chín) cuộn vào

trong các tấm tảo biển rồi cắt ra từng khoanh.

Trà: Hàn Quốc có một nền văn hóa uống trà theo truyền thống. Trà đạo (tado) nổi tiếng

của Nhật Bản nổi tiếng cũng có nguồn gốc từ những tín đồ Phật giáo Triều Tiên, nhưng sau vì quan điểm Khổng giáo nên nghệ thuật pha trà và uống trà dần chuyển thành uống trà lúa mạch đơn giản. Trà ssanghwa (được pha chế từ thảo dược cổ truyền với lòng đỏ trứng) và trà insam là hai loại trà truyền thống của Hàn Quốc uống để tăng lực. Trà omija (quả mọng) và trà ynja (chanh) là những loại trà uống để chữa cảm sốt. Trà gừng uống để chữa chứng đầy bụng.

Các loại rượu: Những thức uống phổ biến ở Hàn Quốc là bia Triều Tiên và rượu Soju,

một loại rượu cất. Hàn Quốc cịn có những loại rượu truyền thống rất tuyệt vời như Chongju (rượu gạo), Shikhye (một loại rượu cần nấu bằng gạo), Isamju (rượu gừng) và Makkolli (rượu gạo thô không lọc). Mỗi tỉnh ở Hàn Quốc đều có những loại rượu mùi riêng: rượu Munbaeju ở Seoul, Igangju ở tỉnh Chollbabuk, Andong Soju ở Andong, Kyongju Popchu ở tỉnh Kyongsangbuk do, Changgunju ở Chonju và Paegilju Kongju. Đây là những loại rượu rất nổi tiếng.

Cách uống rượu ở các địa phương tại Hàn Quốc cũng hơi khác nhau, nhưng khi ai đó muốn đãi thêm rượu cho khách, bạn hãy cầm ly lên bằng tay phải và tay trái để hờ dưới đáy ly.

Người Hàn Quốc thích loại rượu gạo truyền thống và thường uống rượu trước bữa ăn. Đãi khách bằng loại rượu truyền thống là phong tục ở đây. Trong khi đối với người phương Tây, việc chuốc thêm rượu thường xuyên cho khách được coi là sự quấy rầy, thì đối với người Hàn Quốc, nếu khách khơng được chuốc rượu thường xuyên thì người ta sẽ cho là người nhà không được tế nhị. Việc chia sẻ từng cốc rượu với nhau trong khơng khí bầu bạn tâm đầu ý hợp là một điều quan trọng đối với người Hàn Quốc. Trong những dịp tụ tập như vậy, thứ bậc trên dưới trong mối quan hệ xã hội vẫn được duy trì. Những người nhỏ tuổi khơng được uống rượu hay hút thuốc trước mặt người lớn tuổi.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)