70
Kỹ thuật làm gốm được du nhập từ Trung Quốc vào Triều Tiên từ hơn một nghìn năm trước. Tại đây, nghề gốm đã phát triển mạnh, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, mà bất cứ người dân Hàn Quốc nào cũng có quyền tự hào về chúng. Vẻ đẹp tinh tế và màu men ngọc đồng nhất của đồ gốm thời Koryo từng nổi tiếng thế giới và đang được các nhà bn đồ cổ tìm kiếm. Đồ sứ trắng thời Choson cũng rất nổi tiếng. Sự tinh xảo của nghề gốm sứ Triều Tiên đã lan truyền sang Nhật Bản vào những giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt là qua những cuộc xâm lược của người Nhật, đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của loại hình nghệ thuật này ở Nhật Bản.
Gốm ngọc (chongja) là loại gốm men ngọc bích thi hanh ở Hàn Quốc trong suốt vương triều Koryo và là thành tựu lớn nhất của nghệ thuật thời kỳ này. Tuy được du nhập vào thế kỷ X, nhưng những người thợ gốm Triều Tiên không sao chép kỹ thuật làm gốm Trung Hoa, mà họ thay đổi những đường nét thẳng của gốm sứ Tống bằng những đường cong mềm mại, thay nước mở màu xanh xám bằng nước men màu lục nhạt rất đẹp.
Hình dáng cũng như bố cục hoa văn trang trí trên gốm men ngọc bích thời Koryo thoạt đầu rất đơn giản, được lấy từ hình ảnh của hoa lá, muốn thú trong thiên nhiên và được vẽ một cách giản đơn trên mặt gốm. Nhưng đến thế kỷ XII, kỹ thuật gốm đã đạt đến độ tinh xảo; các họa tiết, chủ đề ngày càng phong phú sáng tạo, bao gồm việc chạm các hình trang trí vào đất sét rồi đổ khn với nước men trắng ngoài màu trắng hay đen. Phần nước áo trắng thừa được cạo bỏ trước khi cho vào lò nung, đã tạo nên một vẻ đẹp tinh tế cho những lọ gốm men ngọc bích. Đến cuối thế kỷ XIII, các thợ gốm dã sử dụng quá mức cách trang trí này và sự tinh tế vì thế đã giảm đi.
Punchong là loại gốm gia thông dụng ở đầu thời Choson và là sự kế tiếp của gốm ngọc. Loại gốm này nối tiếng bởi kiểu cách đơn giản và đường nét trang trí tinh xảo. Nguyên liệu làm gốm là đất sét xám có chứa sắt, được bao phủ bằng một lớp men trăng rất dày. Việc vẽ bằng ôxit sắt dưới lớp men làm cho sản phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh và màu nâu. Các mẫu thường là mẫu chữ, mẫu hoa văn hình học và hoa văn trừu tượng. Người ta thường dùng những kỹ thuật vẽ, khảm, hoặc chạm trổ.
Vại kimchi là khái niệm chỉ tất cả các loại bình hay chum, vại đựng và bảo quản thức ăn như kimchi, xì dầu, tương, ngũ cốc... Về kích thước, vại kimchi có nhiều loại, nhưng thơng dụng hơn là loại có đường kính từ 2 đến 3 feet. Về màu sắc, chúng thường có màu nâu sẫm, màu nâu đỏ và màu gạch cua. Để làm vại kimchi, người ta lấy đất sét tạo hình trên bàn quay. Sau khi phơi khơ, sản phẩm được tráng men bằng một loại hỗn hợp than củi hịa nước, rồi nung trong loại lị hình phễu. Tuy nhiên, gần đây người ta chuyển sang tráng men bằng than chì.
2. Các sản phẩm khác
Bình phong gấp là sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ đã trở thành đồ vật phổ biến trong nhiều gia đình. Có loại bình phong với những mơ típ nào đó để dùng bên ngồi nhà trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, sinh nhật, tang lễ, nhưng hầu hết các loại bình phong đều được dùng để làm đẹp thêm nội thất ngôi nhà, mà màu sắc hay hoạ tiét trang trí của nó thường biểu trưng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc của gia chủ . Vào mùa Đơng người ta thường
71
đặt bình phong trước cửa sổ để ngăn gió lùa. Phần lớn các bức bình phong đều có 8 tấm. Có loại cả bức với tất cả các tấm của nó mới tạo thành một bố cục hoàn hảo, tấm nọ là sự nối tiếp của tấm kia; có loại thì mỗi tấm nhỏ lại có bố cục riêng, khơng liên quan đến những tấm còn lại.
Đồ gỗ và đồ sơn mài khảm xà cừ từ xưa đã là một loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Hàn Quốc. Được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ VII và trở nên thông dụng trong suốt thời kỳ Koryo ( 918 - 1392 ) khi triều đình cho mở hàng loạt cơ sở sản xuất và phát triển nghề này trên phạm vi toàn quốc. Loại sơn đen được dùng nhiều nhất. Trước hết, người ta tạo ra một loại hỗn hợp sơn với bột than chì và hồ nấu bằng gạo; sau đó, qt hỗn hợp đó lên bằng gỗ nhiều lần để tạo nhiều lớp áo. Khi lớp sơn đó khơ, người ta mài thật bóng trước khi chạm và khảm bằng những mảnh sò, ốc. Sau khi khảm, người ta còn sơn đi sơn lại và đánh bóng nhiều lần.
Những đồ đạc cổ bằng gỗ của Hàn Quốc chú trọng việc sử dụng tiết kiệm không gian với kiểu dáng đơn giản mà đẹp. Đồ trang trí bằng gỗ của Hàn Quốc dùng kỹ thuật khảm xà cừ, một nghệ thuật riêng biệt có từ thời vương quốc Shilla (năm 57 TCN- 668). Kỹ thuật này dùng những mảnh xà cừ mỏng như vỏ trứng được cắt bằng tay thành các hình rồi được gắn vào các chỗ định sẵn trên gỗ nháp. Sau đó người thợ phủ lớp sơn bóng tối sẫm - thường màu đen hay đỏ sẫm - lên quanh những kiểu trang trí tỉnh vị bằng xà cừ lung linh. Kỹ thuật này đã đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ Kopyo (935-1392). Về sau, vào triều đại Choson, các hình trang trí đã bớt tinh vi, kém rực rỡ hơn và thường được thay bằng những nét táo bạo và hiện thực hơn.
Nghề chế tác kim loại có từ thời Ba vương quốc, với những đồ vật làm bằng vàng , bạc, đồng và sắt Các đồ trang sức đẹp nhất được chế tác vào thời Shilla thống nhất ( 668-935 ). Những đồ nữ trang như hoa tai, vịng tay được làm tồn bằng vàng, được trang trí bằng quả lắc bằng ngọc bích treo giống như dấu phẩy dễ dao động với những cử động nhẹ nhất.
Cùng với sự du nhập của Phật giáo, việc sản xuất các đồ thờ Phật bằng đồng cũng phát triển trong thời kỳ Shilla. Những đồ vật này bao gồm lư hương, chiêng, dụng cụ và nhất là bình hay hộp đựng saria (tro nhà sư hỏa táng sau khi chết). Chuông đồng cũng thường được đúc với khối lượng lớn, chiếc nhỏ nhất cao hơn 30cm , nhưng có những chiếc cao tới vài mét, đánh chuông bằng một thanh gỗ, chuông phát ra một âm thanh dài và lanh lảnh. Những chiếc chng này thuộc loại vơ song về hình dáng trang trí và âm thanh, tiêu biểu cho đỉnh cao của nghệ thuật luyện kim. Theo truyền thuyết, chiếc chuông Emille cao 3,3 mét, đúc năm 771, có thể nghe thấy những âm thanh tuyệt diệu trong vòng 40 dặm vào những đêm đẹp trời, là nhờ tiếng khóc của một đứa trẻ sơ sinh được hy sinh để đúc chuông,
Vải phủ - pojagi là thứ không thể thiếu trong nhà người Triều Tiên từ xa xưa. Người ta dùng những mảnh vải này để phủ lên tất cả mọi thứ trong nhà như quần áo, giường tủ... để tránh bụi, và cũng dùng để phủ lên thức ăn để ngăn côn trùng. Xưa kia, mọi tầng lớp đều dùng vải phủ; tuy nhiên, những người bình dân sử dụng chúng khá tùy tiện, chẳng hạn, một mảnh vải họ có thể dùng để phủ nhiều đồ vật; cịn tầng lớp trên thì sử dụng chúng một cách cầu kỳ hơn: mỗi loại đồ vật có một loại vải phủ riêng biệt. Các loại vải phủ thường là vải
72
bơng hay xatanh, gai thơ, có màu sắc rực rỡ. Chúng được trang trí bằng nhiều loại hoa văn thêu hay chắp bằng vải vụn. Kích cỡ và độ dày mỏng của chúng phụ thuộc và mục đích sử dụng.