Chính sách phát triển của văn hoá Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 66 - 69)

I. Nghệ Thuật

4. Chính sách phát triển của văn hoá Hàn Quốc

Kinh tế ngày càng phát triển, bên cạnh việc xuất khẩu xe hơi, hàng điện tử, mỹ phẩm, Hàn Quốc cịn có 1 nguồn xuất khẩu đặc biệt nữa, đó là xuất khẩu văn hoá; và đang từng bước trở thành một cường quốc trong lĩnh vực tiếp thị cũng như quảng bá văn hoá dân tộc ra thế giới. Việc gây dựng được tình u đối với văn hố Hàn Quốc cũng đã dẫn tới sự quan tâm của người dân các quốc gia tới sản phẩm truyền thống khác của đất nước này, chẳng hạn như Kimchi hay tương ớt Gochujang…

Theo hướng phát triển của thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của văn hoá. Lúc này, các quốc gia sẽ phân chia và quy tụ với nhau theo nhóm dựa trên văn hố và tơn giáo, chứ khơng cịn theo ý thức hệ như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhân đây, cũng xin khái quát lại: văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội: hay nói cụ thể hơn, văn hố bao gồm tất cả những gì đã tạo nên sự khác biệt của dân tộc này so với dân tộc khác, từ những sản phẩm công nghệ hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng phong tục tập quán, lối sống... Năm 1990, giáo sư Joseph S. Nye thuộc Đại học Harvard đã nêu: “Xuất khẩu văn hóa” là một khái niệm nằm trong “sức mạnh mềm” (thuật ngữ nói đến các phương cách phi truyền thống mà một quốc gia nào đó sử dụng nhằm tạo ảnh hưởng). Qua đối chiếu với sự phát triển hiện nay ở Hàn Quốc, ta thấy đó là việc tiếp thị, quảng bá văn hóa và sử dụng văn hóa dân tộc để tác động tới các quốc gia khác.

Trong những năm 1960 , Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người đạt 87 USD/năm, và cái tên “Hàn Quốc” cũng chẳng được thế giới biết đến nhiều lắm; nhưng hiện nay, bằng những chính sách phát triển đúng đắn, Hàn Quốc đã được cả thế giới biết đến không chỉ là một trong 10 cường quốc kinh tế, với GDP năm 2011 lên tới 832,5 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 28.100 USD (gấp 28 lần bình quân đầu người của Việt Nam) với nhiều sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng đã có mặt tại nhiều quốc gia.

67

Vậy lý do đem đến sự thành công vượt trội này của Hàn Quốc là gì? Đó là bên cạnh việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, Hàn Quốc đã coi văn hóa cũng là một thị trường tiềm năng, mà cụ thể là những biện pháp phát triển điện ảnh, rồi sau đó là ngành cơng nghiệp giải trí. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào điện ảnh nước nhà bằng cách cho người ra nước ngoài học hỏi để tiếp thu những tinh hoa của điện ảnh thế giới và sáng tạo phong cách làm phim riêng. Bên cạnh đó, điện ảnh Hàn Quốc cũng đã nhanh chóng nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước nên các phim trường rất gần gũi với cuộc sống, nội dung phim và diễn viên cũng được chọn lựa kỹ càng, cịn trong cảnh quay thì đã sử dụng nhiều kỹ xảo tiên tiến, có kinh phí cao nên mức độ hồnh tráng cũng khơng kém gì phim của Hollywood.

Khi giới trẻ đã chán với những bộ phim tâm lý, xã hội đen hay những đề tài chính luận khơ cứng của Hồng Kơng, Đài Loan, Singapore ... thì “ Làn sóng Hàn Quốc ” xuất hiện và tung ra các bộ phim với nội dung nhẹ nhàng, gần gũi với lợi thế là ngoại hình diễn viên, góc quay, nhạc phim... nên đã thực sự tác động mạnh mẽ vào đối tượng khán giả của các nước trong khu vực châu Á.

Sau sự bùng nổ của điện ảnh, đến năm 2006, các ban nhạc và nghệ sĩ Hàn Quốc cũng thật sự nổi đình nổi đám trong nước và khu vực. Kể từ đó, doanh thu từ các đĩa CD, DVD và các trò chơi điện tử Hàn Quốc đã tăng đều đặn, con số tăng trưởng này lên đến 14%, đạt 3,8 tỉ USD, phù hợp với nhận định của một nhà ngoại giao Hàn Quốc: nếu Hollywood kiểm soát khoảng 30% ngành văn hóa thế giới, thì Hàn Quốc cũng chiếm khoảng 5%.

Giờ đây, “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc” cịn gọi là “Hallyu” (Hàn lưu) đã góp phần làm thay đổi bộ mặt cả đất nước, trở thành một thuật ngữ quen thuộc, phản ánh tất cả những gì thuộc về văn hóa đại chúng Hàn Quốc.

Khi thuật ngữ "Hallyu" mới xuất hiện, ngay cả người Hàn Quốc cũng nghĩ rằng nó chỉ là xu thế nhất thời và sẽ biến mất sau một hoặc hai năm, nhưng điều bất ngờ đã xảy ra là ngày càng có nhiều phim truyền hình và bài hát K - pop được giới thiệu đến khán giả quốc tế, khiến cho sự quan tâm của thị trường nước ngồi dành cho văn hóa Hàn Quốc cũng tăng

68

lên. Nhiều bài báo, bản tin vào đầu những năm 2000 đã mô tả rất chi tiết cơn sốt Hallyu ở nước ngồi.

Truyền thơng - vũ khí của “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc” (Hallyu): Nhắc tới chiến

dịch “xuất khẩu văn hóa” của Hàn Quốc thì khơng thể khơng nhắc tới mạng lưới truyền thông khổng lồ và rộng khắp của đất nước này. Khơng phải ngẫu nhiên mà chính phủ Hàn Quốc sử dụng truyền thông làm phương tiện để quảng bá văn hóa Hàn với đặc tính lan truyền nhanh và tác động mạnh của nó.

Bản thân ngành truyền thông của Hàn Quốc cũng rất phát triển, và là một trong những nước châu Á đầu tiên xây dựng thành công ngành kinh tế truyền thống. Ngành kinh tế đặc thù này - thơng qua các tập đồn truyền thơng - đã góp phần đưa truyền thống Hàn Quốc trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu giải trí, thơng tin... của cơng chúng.

Chỉ xét riêng truyền hình, Hàn Quốc hiện nó rất nhiều đài truyền hình tư nhân như SBS, MBC, CBS, KTV, Arirang... và một đài truyền hình trung ương là KBS. Ở Hàn Quốc khơng có sự phân biệt giữa đài tư nhân và đài quốc gia về tài chính và quyền lợi. KBS hàng năm vẫn nhận được một khoản từ quỹ chính phủ, nhưng số tiền này rất nhỏ so với những nguồn lợi nhuận khác. Ước tính trong một năm, có khoảng 37,8% lợi nhuận của KBS là do các kênh truyền hình trả tiền mang lại, 47,6% là số tiền thu được từ quảng cáo, hơn 10% còn lại do các nguồn khác như bản quyền truyền hình, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, hỗ trợ của chính phủ...

Chính vì khơng nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ, nên các kênh truyền hình, đặc biệt là ba kênh lớn như KBS, MBC và SBS cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Các thông tin được đăng tải trên ba kênh này thường không bao giờ lấy của nhau. Các bộ phim được coi là “át chủ bài", ngoài khoản tiền đầu tư cực lớn, cũng được sắp xếp thời gian chiếu phù hợp để tránh "đụng" nhau. Bên cạnh đó, ba kênh truyền hình này cũng khơng bỏ qua cơ hội được quảng bá thương hiệu, đó là lý do tại sao trong phim Hàn Quốc, các nhân vật đều sử dụng điện thoại Anycall (Samsung) một thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung đã tải trợ một khoản khơng nhỏ để có thể độc quyền xuất hiện cùng các nghôi sao phim ảnh, nhưng những gì họ thu lại cũng hồn tồn xứng đáng. Đây cũng chính là hình thức quảng cáo dễ được chấp nhận và hữu hiệu nhất.

Mặc dù cạnh tranh lẫn nhau rất khốc liệt, nhưng mục đích chung mà các kênh truyền hình hướng tới đều là quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Vậy nên nội dung của các kênh truyền hình này - đặc biệt là các kênh chiếu ở nước ngoài như Arirang hay KBS World, đều rất chú ý tới hình ảnh đất nước với nền văn hóa vừa truyền thống và vừa hiện đại. Chính vì lẽ đó, mà một trong những điểm mạnh của truyền thống Hàn Quốc là khả năng khai thác tốt những nét văn hóa truyền thống. Vì vậy, tuy các kênh truyền hình Hàn Quốc hồn tồn độc lập về kinh tế và cách thức quản lý, nhưng đều trở thành tiếng nói của đất nước, là phương tiện để chính phủ quảng bá hình ảnh văn hóa Hàn Quốc ra thế giới.

69

Sự phát triển của truyền thông cũng đã kéo theo sự bủng nổ của ngành cơng nghiệp giải trí, và ngược lại, ngành cơng nghiệp giải trí cũng trở thành “nguồn tin ” cho giới truyền thơng, Chính sách phát triển văn hóa Hàn Quốc khơng chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho lĩnh vực điện ảnh, mà còn cả trong lĩnh vực âm nhạc game show, talk - show truyền hình, rồi nhờ công nghệ lăng - xê mà các diễn viên điện ảnh, các ca sĩ và nhóm nhạc hàng đầu cũng góp một phần khơng nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh một đất nước trẻ trung, sơi động và hiện đại, đến với công chúng trong khu vực và trên thế giới.

Khi truyền thông trở thành một nền kinh tế mũi nhọn thì Hàn Quốc cũng là quốc gia có chương trình phát sóng nhiều nhất trên các kênh truyền hình ở một số nước, đặc biệt là ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Trên hệ thống truyền hình của các nước này, trung bình mỗi ngày có 3-5 tiếng chiếu phim và ca nhạc của Hàn Quốc, bỏ xa hai đại gia là Mỹ và Nhật Bản. Qua đó có thể thấy là khơng thể phủ nhận sức ảnh hưởng của truyền thống Hàn Quốc trong việc thúc đẩy làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới với các quốc gia, cũng như tác động mạnh mẽ tới tầng lớp thanh, thiếu niên của các quốc gia đó. Các xu hướng thời trang, thẩm mỹ, ẩm thực... đều được giới truyền thông Hàn Quốc đăng tải dưới nhiều dạng khác nhau, nên cũng dễ dàng trở thành trào lưu, thành “ mốt ” đối với giới trẻ, dẫn tới các sản phẩm có mác “ made in Korea " được nhiều người tiêu dùng ưu ái nên sức mua tăng mạnh.

Ngồi sự tác động của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới các quốc gia khác, hiện nay chính tại nước này, văn hố cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chính trị, kinh tế và xã hội. Chẳng hạn, nhiều người dân xứ kimchi đã đề nghị ngôi sao điện ảnh Bae Yong Joon làm nghị sĩ, còn nữ diễn Viên Lee Yong Ae - sau bộ phim nàng Dae Chang Geun, đã được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của UNICIEF tại Hàn Quốc... Những việc làm này càng giúp cho hình ảnh của đất nước Hàn Quốc trở nên đẹp hơn, văn hóa hơn trong mắt người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 66 - 69)