LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.2.3. Sở thích của người tiêu dùng Đường bàng quan
* Sở thích của người tiêu dùng
Lý thuyết về thái độ của người tiêu dùng với ba giả thiết cơ bản về việc người tiêu dùng ưa thích mặt hàng này hơn mặt hàng khác trong mọi trường hợp và với mọi người tiêu dùng.
- Giả thiết thứ nhất: Sự ưa thích của người tiêu dùng là hồn chỉnh và khơng
tính đến chi phí.
- Giả thiết thứ hai: Sự ưa thích của người tiêu dùng có tính bắc cầu.
Có nghĩa là một người tiêu dùng ưa thích túi hàng A hơn túi hàng B, và ưa thích túi hàng B hơn túi hàng C, thì người tiêu dùng này ưa thích túi hàng A hơn túi hàng C.
- 26 -
- Giả thiết thứ ba: Tất cả mọi hàng hố đều tốt, người tiêu dùng ln muốn có
nhiều hàng hố hơn là ít hàng hố. Ví dụ:
Trên thị trường có hai loại hàng hoá X và Y
Các túi hàng trên thị trường Bảng 3-2
Túi hàng Đơn vị hàng hoá X Đơn vị hàng hoá Y
A 20 30
B 10 20
C 30 45
Người tiêu dùng ưa thích túi hàng A hơn túi hàng B, vì túi hàng A có nhiều hàng hố X và Y hơn túi hàng B. Tương tự như vậy túi hàng C được ưa thích hơn túi hàng A.
* Đường bàng quan
Một đường bàng quan thể hiện sự kết hợp các hàng hoá mà người tiêu dùng có mức thoả mãn như nhau về các túi hàng hoá.
Đường bàng quan (U1) của một người tiêu dùng đối với các túi hàng hoá B, C,… (nằm trên đường bàng quan) đều cho một mức độ thoả mãn ngang nhau như là túi hàng hố A. Hình 3-2 cho they, người tiêu dùng đều bàng quan với ba túi hàng hoá A,B,C người tiêu dùng cảm thấy chẳng tốt hơn hoặc chẳng tồi hơn khi dùng một trong ba túi hàng. Như vậy, một mức lợi ích hay sở thích của người tiêu dùng được đại diện bằng một đường bàng quan
Tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá Y lấy hàng hoá X (MRS x/y) là số đơn vị hàng hoá X cần mua thêm khi giảm đi 1 đơn vị hàng hoá Y mà vẫn đạt được mức lợi ích đã cho; xác định bằng cơng thức 3-5 MRSx/y = Q Q X Y = y X MU MU (3-5)
Độ dốc của đường bàng quan = MRS x/y
A U1 U1 QY B C 4 0 2 0 1 0 1 2 4
Hình 3-2: Đường bàng quang
Để miêu tả ưa thích của người tiêu dùng đối với tất cả sự kết hợp các hàng hố mà người tiêu dùng có những mức thoả mãn khác nhau về các túi hàng hoá, ta biểu diễn bằng một tập các đường bàng quan.
Hình 3-3: Biểu đồ bàng quan
Hình 3-3 cho thấy ba đường bàng quan tạo thành một phần của biểu đồ đường bàng quan. Đường bàng quan U3 tạo nên mức thoả mãn cao nhất, tiếp đến các đường U2 và U1
Sinh viên tự chứng minh các đường bàng quan không thể cắt nhau.