I = X PX +Y PY
4.1.2. Sản xuất với 2 đầu vào biến đổ
Việc lựa chọn số lượng đầu vào tối ưu của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào đồng thời thay đổi bởi vì sự thay đổi giá cả đầu vào này có thể làm thay đổi cầu đối với đầu vào kia. Chúng ta hãy xem xét sự lựa chọn số lượng đầu vào của một doanh nghiệp có hai đầu vào cùng biến đổi là vốn (K) và lao động (L).
Giả sử mức tiền công trên thị trường lao động giảm xuống, doanh nghiệp sẽ thuê mướn nhiều lao động hơn ngay cả khi số lượng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp không thay đổi. Tuy nhiên, khi lao động trở nên rẻ hơn, chi phí biên của việc thuê mướn sẽ giảm đi nên doanh thu biên lúc này lớn hơn chi phí biên. Do vậy, doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận nếu gia tăng sản lượng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm máy móc, thiết bị để mở rộng khả năng sản xuất của mình. Việc tăng cường máy móc, thiết bị có thể làm tăng năng suất biên của lao động và do đó làm tăng giá trị sản phẩm biên của lao động. Đường MRPL của doanh nghiệp, lúc này sẽ dịch chuyển sang phía phải. Cầu đối với lao động của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Cầu đối với lao động của doanh nghiệp khi vốn thay đổi. Giả sử mức tiền công trên thị trường ban đầu là w1, doanh nghiệp sẽ thuê mướn số lao động L1 tương ứng với điểm A trên đường MRPL1. Khi mức tiền công giảm xuống đến w2, doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo đường MRPL1 đến điểm B và thuê mướn số lao động là L'1 trong trường hợp doanh nghiệp khơng đầu tư thêm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, tiền công thấp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc, thiết bị để mở rộng sản lượng và để làm tăng lợi nhuận. Được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hơn, năng suất lao động biên sẽ tăng lên, làm đường giá trị sản phẩm biên của lao động dịch chuyển sang phải đến MRPL2. Doanh nghiệp sẽ sử dụng số lao động là L2, tương ứng với điểm C trên đường MRPL2. A và C là hai điểm trên đường cầu đối với lao động của doanh nghiệp trong trường hợp vốn thay đổi. Chúng ta thấy rằng đường cầu đối với lao động DL phẳng hơn các đường cầu về lao động khi vốn không đổi. Điều này chứng tỏ rằng trong dài hạn khi đầu vào vốn biến đổi, cầu đối với lao động của doanh nghiệp sẽ
co giãn nhiều hơn vì doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để thay thế cho lao động và ngược lại. 4.2. Chi phí sản xuất 4.2.1. Các chi phí trong ngắn hạn Tổng chi phí sản xuất * Khái niệm
Tổng chi phí (TC – Total Cost) sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền tồn bộ hao phí lao động sống (biểu hiện là tiền lương, tiền công, và các khoản thu nhập mang tính chất tiền lương), lao động quá khứ (biểu hiện là nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực, …), và một phần giá trị lao động tạo cho xã hội (do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra) mà doanh nghiệp thực tế chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Tổng chi phí được xác định bằng cơng thức 3-7
TC = FC + VC (3-7)
Trong đó:
FC: Chi phí sản xuất tương đối cố định (Fixed Costs) là chi phí khơng biến đổi (hoặc biến đổi ít) theo sự thay đổi của mức sản lượng và phải chịu cả khi mức sản lượng bằng khơng, đó là những khoản chi phí: Khấu hao tài sản cố định, trả tiền lãi vay xây dựng doanh nghiệp,…
VC: Chi phí sản xuất biến đổi (Variable Costs) là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi. Đó là những khoản chi phí: ngun vật liệu, nhân cơng, ...
* Sản lượng và tổng chi phí sản xuất
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải chi phí. Ứng với mỗi mức sản lượng sẽ có mức chi phí khác nhau và tổng sản lượng càng tăng thì tổng chi phí càng tăng. Nhưng tốc độ tăng sản lượng và tốc độ tăng tổng chi phí là khác nhau.
Tổng chi phí bình qn (ATC) hay là chi phí trên một đơn vị sản phẩm được xác định bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng. Tổng chi phí bình qn có hai bộ phận cấu thành là chi phí cố định bình qn và chi phí biến đổi bình qn.
AVC AFC Q VC Q FC Q VC FC Q TC ATC Trong đó: AFC: Chi phí cố định bình qn AVC: Chi phí biến đổi bình qn
Chi phí cố định bình qn là chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm. Khi mức sản lượng sản xuất tăng lên thì chi phí cố định bình qn sẽ giảm xuống.
Chi phí biến đổi bình qn là chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm. Do quy luật hiệu suất giảm dần nên chi phí biến đổi bình qn lúc đầu giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên.
Một vấn đề có tính quy luật là tổng chi phí bình qn có hình chữ U (hình lịng chảo) và đáy hình chữ U là chi phí bình qn tối thiểu. Để hiểu tại sao lại như vậy cần nhớ rằng tổng chi phí bình qn bằng tổng chi phí cố định bình qn cộng với tổng chi phí biến đổi bình qn. Chi phí cố định bình quân liên tục giảm khi sản lượng tăng, bởi vì chi phí cố định được phân bổ cho số lượng đơn vị sản lượng ngày càng lớn hơn. Chi phí biến đổi bình qn lúc đầu giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên.
Bảng 3-3 cho thấy, Công ty A chịu chi phí 10 triệu đồng khi khơng sản xuất ra được một sản phẩm nào. Tổng chi phí càng tăng thì tổng sản lượng càng tăng, ở mức sản lượng từ 3 đến 5 sản phẩm thì tổng chi phí tăng chậm hơn khi tăng tổng sản phẩm. Đến mức sản lượng từ 6 sản phẩm thì tổng chi phí tăng nhanh hơn khi tăng tổng sản phẩm. Chi phí trên một đơn vị sản phẩm thì giảm dần khi sản lượng tăng từ 1 đến 6 sản phẩm. Đến mức sản lượng từ 7 sản phẩm thì chi phí trên một đơn vị sản phẩm lại tăng dần. Liệu Cơng ty A có quyết định chọn mức sản lượng sản xuất và bán ra thị trường trong tuần là 6 sản phẩm hay không? Câu hỏi này chưa thể trả lời ngay được. Nếu chỉ có chi phí thì chưa xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp, phải tính đến doanh thu của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Chi phí sản xuất của Cơng ty A
Bảng 3-3 Tổng sản lượng (sp) Tổng chi phí (Trđ) Chi phí trên 1đvsp (Trđ/sp) 0 10 1 25 25 2 36 18 3 44 14,67 4 51 12,75 5 59 11,8 6 69 11,5 7 81 11,57 8 95 11,88 9 111 12,33 10 129 12,9
* Chi phí cận biên hay chi phí biên (MC – Marginal Cost)
Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Q
Δ TC Δ
Trong đó:
TC: Độ thay đổi của tổng chi phí Q: Độ thay đổi của tổng sản lượng
- Trường hợp Q = 1 thì chi phí cận biên được xác định:
MCi = TCi – TCi-1 (3-11)
Trong đó:
MCi: Chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ i TCi: Tổng chi phí sản xuất i đơn vị sản phẩm. TCi-1: Tổng chi phí sản xuất i – 1 đơn vị sản phẩm.
- Trường hợp tổng chi phí TC cho dưới dạng hàm số thì chi phí cận biên MC được xác định:
MC = (TC)’Q (3-
12) Trong đó:
(TC)’Q: Đạo hàm bậc nhất hàm tổng chi phí theo biến số sản lượng. Ví dụ:
Chi phí cận biên của việc sản xuất thêm máy của Công ty A, bảng 3-5
Bảng 3-5 cho thấy: Sản xuất tăng từ 0 đến 1 sản phẩm làm tăng chi phí từ 10 triệu đồng lên 25 triệu đồng. Vậy chi phí cận biên của 1 đơn vị sản phẩm đầu tiên là (25 – 10) = 15 triệu đồng. Các mức sản lượng khác chi phí biên được tính theo cách đó.
Vì sao chi phí cận biên bắt đầu cao, sau đó hạ, rồi lại tăng lên? Điều này chủ yếu do công nghệ kỹ thuật sản xuất khác nhau. Khi sản lượn tăng, doanh nghiệp sử dụng thiết bị máy móc sản xuất tiên tiến hơn, chi phí làm ra sản phẩm ít hơn. Quy mơ sản xuất của doanh nghiệp tăng thêm nữa, có thể doanh nghiệp sử dụng dây chuyền sản xuất tự động, chi phí sẽ tăng khi chưa đạt cơng suất thiết kế,…
Mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí biên sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp khác nhau. Trong các ngành sản xuất theo dây chuyền hàng loạt, chi phí cận biên bắt đầu cao nhưng giảm dần đến một mức cố định; khi đó với cùng một lượng chi phí tăng thêm trên một đơn vị sản phẩm, bất kỳ sự tăng thêm sản lượng nào đều có thể được sản xuất.
Chi phí biên của sản xuất tai Công ty A
Bảng 3-5
Tổng sản lượng (sp) Tổng chi phí (Trđ) Chi phí biên (Trđ)
0 10
1 25 15
2 36 11
4 51 7 5 59 8 5 59 8 6 69 10 7 81 12 8 95 14 9 111 16 10 129 18
Có thể biểu thị chi phí cận biên bằng hình 3-6
Hình 3-6: Chi phí biên của sản xuất