LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.2.4. Kết hợp tiêu dùng tối ưu
Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá cả sản phẩm.
Cần so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó và phù hợp với ngân sách tiêu dùng.
Việc tiêu dùng tối ưu có nghĩa là lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng hố tối đa tổng lợi ích, nghĩa là phải so sánh giữa lợi ích cận biên và giá cả. Nếu 1 đồng để mua hàng hoá X mang lại lợi ích cận biên lớn hơn 1 đồng để mua hàng hố Y, thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hoá X.
* Điều kiện tối đa hố tổng lợi ích là
Lợi ích cận biên tính trên 1 đồng của hàng hố này phải bằng lợi ích cận biên tính trên 1 đồng của hàng hố khác và bằng lợi ích cận biên tính trên 1 đồng của bất kỳ hàng hoá khác. U1 U2 U3 QX QY
Nghĩa là: ... P MU P MU Z Z Y Y X X P MU (3-6) Trong đó:
PX, PY, PZ: Giá cả hàng hố X, Y, Z,…
MUX, MUY , MUZ: Lợi ích cận biên của người tiêu dùng
khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá X,Y,Z, …
* Giải thích bằng đường ngân sách và đường bàng quan
Giả định người tiêu dùng có sự lựa chọn hợp lý, tức là: Họ lựa lựa chọn hàng hoá để tối đa hố sự thoả mãn mà họ có thể đạt được với một ngân sách giới hạn của mình. Muốn đạt được điều này phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện:
- Điểm lựa chọn nằm trên đường ngân sách (với giả định toàn bộ thu nhập được tiêu dùng hết cho hiện tại).
- Việc tối đa hoá sự thoả mãn là kết hợp hết về các hàng hoá và dịch vụ, điểm lựa chọn nằm trên đường tiếp tuyến với đường bàng quan cao nhất
Hai điều kiện này quy định người tiêu dùng chọn một điểm thích hợp trên đường ngân sách.
Đưa hai đường ngân sách và đường bàng quan về cùng một trục tọa độ. Hình 3- 4 cho thấy đường U5 đem lại mức thoả mãn cao nhất, đường U1 đem lại mức thoả mãn nhỏ nhất. Điểm A và điểm C nằm trên đường U2 không phải là sự thoả mãn tốt nhất. Với thu nhập cố định, nhưng tại điểm B cho mức thoả mãn cao hơn (B nằm trên đường
U3). Các túi hàng trên đường bàng quan U4 và U5 sẽ đem lại mức thoả mãn cao hơn
nhưng lại khơng thể mua với khoản thu nhập hiện có. Do đó điểm B là điểm tối đa hố sự thoả mãn của người tiêu dùng. Như vậy, tập hợp hàng hoá được lựa chọn sẽ là tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách.
Hình 3-4: Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng