THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 57 - 61)

I = X PX +Y PY

THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT

6.1. Những vấn đề chung

Đất hay các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) – các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chẳng hạn như đất đai và khống chất. Chi phí cho việc sử dụng đất là địa tô.

Sức lao động – các hoạt động của con người được sử dụng trong sản xuất. Chi phí thanh tốn cho sức lao động là lương.

Tư bản hay vốn – Các sản phẩm do con người làm ra hay công cụ sản xuất) được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác. Vốn bao gồm máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Trong ý nghĩa chung, chi phí thanh tốn cho vốn gọi là lãi suất.

Các yếu tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của Adam Smith (1776), David Ricardo (1817), và sau này được John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết chặt chẽ về sản xuất trong kinh tế chính trị. Trong các phân tích cổ điển, tư bản nói chung được xem như là các vật thể hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Với sự nổi lên của kinh tế tri thức, các phân tích hiện đại hơn thông thường phân biệt tư bản vật lý này với các dạng khác của tư bản chẳng hạn như "tư bản con người" (thuật ngữ kinh tế để chỉ giáo dục, kiến thức hay sự lành nghề). Ngồi ra, một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh cịn có khái niệm khả năng tổ chức, tư bản cá nhân hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" như là yếu tố thứ tư. Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người". Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là lợi nhuận. Học thuyết kinh tế cổ điển sau này đã được phát triển xa hơn nữa và vẫn giữ được tác dụng cho tới ngày nay như là nền tảng cho kinh tế vi mô. Trong thị trường các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp lại đóng vai trị là người mua (lực lượng cầu), cịn các hộ gia đình và người lao động đóng vai trò của người cung cấp các nguồn lực (lực lượng cung). Dựa vào nhu cầu về hàng hóa dịch vụ thơng thường trên thị trường, các doanh nghiệp tính toán mức cầu về các yếu tố đầu vào. Do đó, đặc trưng nổi bật của thị trường các yếu tố đầu vào là cầu về các yếu tố đầu vào là cầu thứ phát, cầu phái sinh, hay cầu dẫn suất. Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng phải so sánh giữa chi phí cận biên của một yếu tố với doanh thu cận biên mà yếu tố đó tạo ra.

6.2. Thị trường các yếu tố sản xuất 6.2.1. Cung cầu về lao động 6.2.1. Cung cầu về lao động

Cầu về lao động

Khái niệm cầu lao động

Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu về lao động có đặc điểm giống với cầu về các yếu tố đầu vào chung là cầu thứ phát, nó

phụ thuộc vào cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nguyên tắc ở đây là nếu người tiêu dùng cần nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động để tạo ra số lượng hàng hố và dịch vụ đó nếu các điều kiện khác khơng đổi.

Ví dụ, để sản xuất thêm được nhiều quần áo hơn, công ty Tiến An cần phải thuê thêm lao động để có thể vận hành những chiếc máy may cũng như thực hiện các cơng đoạn trong việc hồn thiện sản phẩm được may.

Cầu về lao động còn phụ thuộc vào mức tiền công các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng trả cho họ. Khi giá của việc thuê lao động là cao thì các doanh nghiệp sản xuất sẽ có lượng cầu đối với lao động thấp và ngược lại. Đường cầu về lao động là một đường dốc xuống về bên phải, có độc dốc âm. Điều này cũng tuân thủ luật cầu, với mức tiền cơng cao w1 thì lượng cầu đối với lao động là L1 nhưng nếu mức tiền cơng giảm xuống chỉ cịn là w2 thì lượng cầu đối với lao động sẽ cao hơn, đạt tới L2.

Đường cầu lao động Cầu lao động trong dài hạn thoải hơn cầu lao động trong ngắn hạn. Vì trong dài hạn các doanh nghiệp sản xuất có thể thay đổi được tất cả các yếu tố đầu vào nên trong dài hạn một sự thay đổi nhỏ của tiền cơng lao động cũng có tác động lớn tới lượng cầu về lao động.

Với những tính chất và đặc trưng của cầu về lao động, chúng ta sẽ đi vào việc nghiên cứu và xem xét sự hình thành đường cầu và số lượng lao động tối ưu mà hãng sẽ lựa chọn: Thứ nhất, căn cứ để hãng xác định số lượng lao động cần thuê.

Cung về lao động

Cung lao động được định nghĩa là lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố đầu vào khác không đổi). Để hiểu rõ về cung lao động, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là lực lượng lao động. Lực lượng lao động là những người ở trong độ tuổi lao động, đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm trong xã hội. Cũng giống như định nghĩa về cung hàng hóa và dịch vụ, cung lao động cũng bao gồm hai hành vi của người bán sức lao động là sẵn sàng và có khả năng cung ứng. Chúng ta cũng phải xem xét đến bối cảnh thời gian và không gian khác nhau khi xác định cung về lao động vì tại những khoảng thời gian và khơng gian khác nhau thì cung về lao động có thể là khác.

Cung lao động của ngành cũng tuân theo cách xác định cung lao động thị trường, là sự cộng theo chiều ngang đường cung lao động của các cá nhân. Nói chung trên thị trường lao động do hiệu ứng thay thế lấn át hiệu ứng thu nhập nên tong thực tế, đường cung lao động của ngành là đường dốc lên về phía phải và có độ dốc dương.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành yêu cầu trình độ của người lao động như thế nào và tùy thuộc vào thời gian mà cung lao động của ngành là khác nhau.

Đối với ngành yêu cầu lao động trình độ phổ thơng, khi mức lương được trả tăng lên thì sẽ có một lượng lớn lao động muốn tham gia lao động. Đường cung về lao động của ngành là đường tương đối thoải. Tuy nhiên, đối với ngành yêu cầu trình độ lao động đặc biệt thì một sự thay đổi nhỏ trong mức lương không làm tăng đáng kể lượng lao động muốn tham gia cung ứng. Vì vậy, đường cung lao động của ngành này tương đối dốc.

Cân bằng thị trường lao động

Tương tự như thị trường về hàng hóa và dịch vụ, giá của lao động phụ thuộc vào cung và cầu về lao động. Khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng, doanh nghiệp sẽ thuê số lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ thuê lao động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận “họ sẽ thuê cho đến khi doanh thu cận biên của lao động bằng với tiền lương thị trường”. Cho nên tiền công w phải bằng doanh thu cận biên (MRPL = DL) của lao động khi cung và cầu ở trạng thái cân bằng.

6.2.2. Cung cầu về vốn

Vốn và các hình thức của vốn

Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sử dụng trong q trình sản xuất, nó được hiểu là vốn hiện vật của doanh nghiệp. Như vậy, trong nền kinh tế thì vốn thể hiện sự tích lũy hàng hóa được sản xuất ra trong q khứ, hiện đang được sử dụng để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mới. Vốn hiện vật là những hàng hóa được sản xuất ra khơng vì mục đích tiêu dùng cuối cùng mà được làm ra để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác.

Vốn hiện vật bao gồm: Máy móc, thiết bị, đường ray xe lửa, trường sở, nhà làm việc, kể cả những đồ dùng lâu bền, các nguyên nhiên, vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm cơ bản nhất của vốn hiện vật thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào của sản xuất. Vốn hiện vật có thể mua, bán hay cho thuê nên nó phải có giá.

Vốn tài chính khơng phải là tài sản hữu hình, nó chỉ là phương tiện được sử dụng để mua các yếu tố sản xuất, nhằm tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Đây chính là tiền và các tài sản khác tương đương tiền (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...).

Để đảm bảo đủ vốn cung cấp cho quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tự mua sắm toàn bộ hoặc đi thuê vốn hiện vật và cả vốn tài chính. Đối với vốn tài chính, để th được nó, người đi th phải trả cho người cho thuê một khoản tiền thuê được gọi là lãi suất mà chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể trong phần tiếp theo.

Tiền lãi là số tiền phải trả để sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là số tiền phải trả khi đi thuê vốn tài chính. Để đơn giản khi xác định lượng tiền này, người ta sử dụng thuật ngữ “lãi suất”. Lãi suất là tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần trăm. Nó chính là giá của vốn.

Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp

Cũng giống như yếu tố đầu vào lao động, doanh nghiệp quyết định thuê bao nhiêu vốn phải so sánh giữa chi phí cận biên của dịch vụ vốn và doanh thu cận biên họ thu được từ dịch vụ vốn. Nếu mức chênh lệch này là tối ưu thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa.

Cung về dịch vụ vốn

Trong ngắn hạn, cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị với các dịch vụ vốn được cung cấp là cố định do không thể thay đổi ngay được những tài sản vốn này trong ngắn hạn. Bởi vậy, đường cung của các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. Nó thể hiện mức cung về các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định.

Cân bằng trên thị trường vốn

Để xác định được điểm cân bằng trên thị trường vốn, cũng giống như đối với tất cả các thị trường khác, chúng ta vẽ đường cung và cầu về dịch vụ vốn trên cùng một hệ trục tọa độ. Điểm cân bằng trên thị trường vốn là giao điểm của đường cung và đường cầu về dịch vụ vốn. Tại đây số lượng vốn được phân bổ hết cho các hãng có nhu cầu và cũng sẽ khơng có nhà cung cấp vốn nào gia nhập vào thị trường dịch vụ vốn nữa.

Khi quyết định có nên đầu tư hay khơng, các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận ln so sánh giữa chi phí vay vốn (lãi suất) và tỷ suất lợi tức vốn (giá trị tiền lãi ròng thu được hàng năm trên một đồng vốn đầu tư, tính theo %/năm) thu được.

Với tỷ suất lợi tức vốn cao hơn lãi suất thị trường với vốn vay thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp có động cơ gia nhập ngành. Nếu lãi suất vay vốn cao hơn tỷ suất lợi tức vốn đầu tư thì doanh nghiệp sẽ khơng đầu tư, rút lui khỏi thị trường dịch vụ vốn.

Khi lãi suất vay vốn bằng với tỷ suất lợi tức vốn thì sẽ khơng có động cơ cho các hãng gia nhập và rút lui khỏi thị trường vốn. Vì vậy, tại điểm cân bằng trên thị trường vốn, tỷ suất lợi tức của vốn phải bằng với lãi suất cho vay vốn trên thị trường.

6.2.3. Cung cầu về đất đai

Cung trên thị trường đất đai

Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt có sẵn từ thiên nhiên, khơng ai có thể sản xuất ra nó. Vì vậy, trong phạm vi một quốc gia, lãnh thổ hay vùng thì nguồn cung đất đai là cố định. Tuy nhiên, thực tế có thời kỳ khơng phải hồn tồn là cố định do khai

hoang, lấn biển, do sa mạc hóa,... Song theo như nhận định của các nhà kinh tế mà chúng ta đã phân tích trong phần đặc điểm của thị trường đất đai, cung đất đai là cố định cả trong dài hạn và ngắn hạn. Đường cung đất đai là đường SĐ có dạng đường thẳng đứng.

Cầu về đất đai

Nhu cầu về đất đai cũng giống như nhu cầu về thuê vốn và thuê lao động. Đây đều là nhu cầu thứ phát, phái sinh. Nó được xác định qua doanh thu cận biên MRĐ = MR.MPĐ. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hồn hảo ta có P = MR

6.3. Lựa chọn các đầu vào có hiệu quả của doanh nghiệp

Để chọn theo tiêu thức hiệu quả tối đa, phải đo lường các hiệu quả chi phí (HC) Yếu tố tạo ra được giá trị sản lượng tối đa trên 1 đồng chi phí là yếu tố sản xuất có hiệu quả nhất.

Trong ngắn hạn: Việc sử dụng các yếu tố sản xuất với các yếu tố thay thế cho nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)