I = X PX +Y PY
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
5.3.1.1. Khái niệm, nguyên nhân và đặc điểm
- Khái niệm
Độc quyền bán là một thị trường trong đó chỉ có một người bán nhưng có nhiều người mua.
Ví dụ:
Ngành: Điện lực, Than - Khoáng sản VN… - Nguyên nhân dẫn đến độc quyền:
+ Bằng sáng chế (bản quyền)
Một doanh nghiệp có thể độc quyền nhờ có được bản quyền đối với sản phẩm hoặc quy trình cơng nghệ nhất định. Luật bảo vệ bản quyền cho phép nhà phát minh có quyền sử dụng độc quyền sáng chế của mình trong nhiều năm.
+ Kiểm soát các yếu tố đầu vào sản xuất
Một Cơng ty có thể độc quyền khi kiểm sốt được tồn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo, sản xuất ra loại sản phẩm nào đó.
+ Quy định của Chính phủ
Một đơn vị có thể trở thành độc quyền hợp pháp nếu nó là người duy nhất được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm dịch vụ nào đó.
+ Đạt được hiệu quả kinh tế của quy mô so với cầu của thị trường
Đạt được tính kinh tế của quy mơ, yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc thị trường là sản lượng ở mức quy mơ tối thiểu có hiệu quả so với cầu của thị trường. Quy mơ tối thiểu có hiệu quả là sản lượng mà tại đó đường chi phí bình qn dài hạn của một doanh nghiệp ngừng đi xuống. Như vậy nếu một doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mơ thì việc mở rộng sản lượng của nó sẽ loại bỏ được các đối thủ và cuối
cùng sẽ là người bán duy nhất trên thị trường nếu mức sản lượng có chi phí bình qn dài hạn tối thiểu của nó là đủ lớn để đáp ứng cầu thị trường.
- Đặc điểm:
+ Một người bán, nhiều người mua.
+ Sản phẩm là độc nhất, khơng có hàng thay thế gần gũi.
+ Có sức mạnh thị trường nghĩa là người bán có quyền định giá và sản lượng bán.
* Đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền bán
Hình 4-4: Đường cầu và đường doanh thu biên của một doanh nghiệp độc quyền bán
Nhà độc quyền kiểm sốt tồn diện số lượng sản phẩm đưa ra bán, nhưng khơng có nghĩa đặt giá bán bao nhiêu cũng được, đặt giá cao có thể ít người mua lợi nhuận thu về ít, mà mục đích nhà độc quyền là tối đa hố lợi nhuận.
Doanh nghiệp độc quyền bán có đường cầu trùng hợp với đường cầu thị trường (dốc xuống về phía phải).
Tăng lượng bán thêm thì giá bán giảm xuống, như vậy tất cả các đơn vị sản phẩm bán ra đều giảm giá chứ không phải chỉ 1 đơn vị sản phẩm bán thêm. Vì thế đường doanh thu biên MR của doanh nghiệp độc quyền bán luôn nằm dưới đường cầu trừ điểm xuất phát, hình 4-4.