Mô bệnh học diện cắt chu vi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng (Trang 43 - 47)

(A: CRM (+); B: CRM (-))

* Nguồn: Kang và cs (2013) 5

Một nghiên cứu tại Na Uy cho thấy các chỉ định cho hóa trị trước mổ được mổ rộng cho những bệnh nhân có khoảng cách từ u đến mạc treo trực tràng ≤ 3mm, đánh giá trên phim chụp CHT 62. Các nghiên cứu trước đây chưa thực sự thống nhất về khoảng cách để xác định CRM dương tính, cho đến nghiên cứu của Brown và cs, tác giá đã cho thấy việc tăng khoảng cách này từ 1mm lên 5mm tương ứng với tỷ lệ dương tính giả cao khơng thể chấp

nhận được và khơng làm tăng độ chính xác 63.

Trong một nghiên cứu đánh giá diện cắt chu vi trên CHT so sánh giữa 2 nhóm có hoặ khơng có điều trị tân bổ trợ trước mổ, cho kết quả: trong nhóm chỉ được phẫu thuật, độ chính xác trong tiên đốn CRM (-) là 91% và giá trị tiên đốn âm là 93%, trong khi đó, nhóm được điều trị tân bổ trợ, có độ chính xác trong chẩn đốn là 77% và giá trị tiên đoán âm là 98% 64.

Trong nghiên cứu của Wibe và cs (2002) ghi nhận, trong 686 BN ung thư trực tràng có tỷ lệ tái phát tại chỗ trong nhóm có CRM (+) chiếm 22%, trong khi đó nhóm CRM (-) có 5% các trường tái phát tại chỗ, khác biệt này có ý nghĩa thống kê 8.

1.3.3. Vai trò của diện cắt chu vi trong điều trị ung thư biểu mơ trực tràng

Mục đích của điều trị ung thư trực tràng là nhằm kiểm soát tại chỗ tốt nhất. Kể từ khi kỹ thuật cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng được coi như kỹ thuật tiêu chuẩn trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng, tỷ lệ tái phát tại chỗ đã giảm đáng kể từ mức cao khoảng 40% xuống cịn dưới 10%, thậm chí, ngay cả khi thiếu đi các liệu pháp bổ trợ 9.

Cùng với đặc điểm xâm lấn mạch xuyên thành và di căn hạch, xâm lấn diện cắt chu vi cũng được coi là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến những tiên lượng dè dặt ở bệnh nhân UTBMTT và là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn liệu pháp bổ trợ 65. Với CRM (+) làm gia tăng tỷ lệ tái phát UTBMTT tại chỗ, trong nghiên cứu của Elmashad và cs (2014) đã áp dụng điều trị hóa xạ trị bổ trợ trước mổ và ghi nhận sự giảm giai đoạn bệnh đáng kể 66. Điều này cho thấy vai trị quan trọng trong chẩn đốn xâm lấn diện cắt chu vi ở bệnh nhân UTBMTT cũng như chiến lược lựa chọn điều trị bổ trợ trước mổ có hiệu quả hơn so với chỉ phẫu thuật đơn thuần.

Đối với tái phát UTBMTT tại chỗ, diện cắt chu vi dương tính được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng. Trong nghiên cứu của tác giả Koen (2007) thực hiện trên hơn 1.800 bệnh nhân UTBMTT cho thấy ở những bệnh nhân có CRM (+) có nguy cơ tái phát tại chỗ từ 19,7% (phẫu thuật TME kết hợp có hóa trị bổ trợ

trước mổ) đến 23,5% (chỉ phẫu thuật TME), trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân có CRM (-) với nguy cơ tái phát tại chỗ trong khoảng 3,4% (phẫu thuật TME kết hợp có hóa trị bổ trợ trước mổ) đến 8,7% (chỉ phẫu thuật TME) 67.

Trong nghiên cứu của Kang và cs (2013) cho thấy, tỷ lệ tái phát chung ở nhóm có CRM (+) là 53,2% cao hơn ở nhóm CRM (-) là 43,5%, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cũng trong nghiên cứu, tác giả không ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ tái phát tại chỗ UTBMTT sau 5 năm giữa 2 nhóm CRM (+) và CRM (-). Về thời gian sống thêm, tác giả đã ghi nhận xâm lấn diện cắt chu vi là một yếu tố tiên lượng độc lập đối với thời gian sống thêm 5 năm không bệnh 5.

Trong nghiên cứu khác thực hiện bởi tác giả Hung và cs (2013) cho thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa ở những BN có diện cắt chu vi dương tính lần lượt là 15,4% và 61,5%, tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa so với những BN có diện cắt chu vi âm tính với tỷ lệ tái phát tại chỗ là 1,8% và di căn xa là 13,4%. Và đánh giá khả năng sống thêm không bệnh sau 5 năm ở những BN có diện cắt chu vi âm tính đạt tới 75,8%, trong khi đó BN có diện cắt chu vi dương tính là 0% 9.

Nghiên cứu của Lieke và cs (2015) ghi nhận tỷ lệ các BN được đánh giá diện cắt chu vi đã tăng lên từ 52,7% lên 94,2% và tỷ lệ bệnh nhân có diện cắt chu vi dương tính đã giảm từ 14,2% cịn 5,6% 68. Mads và cs (2019) đã so sánh tỷ lệ CRM (+) sau phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi trong điều trị UTBMTT, tác giả đã không ghi nhận có sự khác biệt về nguy cơ gia tăng CRM (+) giữa 2 phương pháp phẫu thuật điều trị triệt căn UTBMTT 69.

Tỷ lệ CRM (+) ở Mỹ trong một nghiên cứu tổng hợp được thực hiện năm 2020 ghi nhận ở mức cao tới 17,2% và có trên 20% ở riêng nhóm bệnh nhân giai đoạn III 70,71. Trong một số các nghiên cứu khác ghi nhận tỷ lệ CRM dương tính khác nhau và phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp phẫu thuật được áp dụng và có hay khơng có các biện pháp điều trị bổ trợ trước, sau phẫu thuật UTBMTT 70,72,73,74.

Từ những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, diện cắt chu vi trực tràng đang ngày càng có vai trị quan trọng trong xác định phương pháp điều trị, giảm đáng kể tỷ lệ tái phát, di căn trên bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cịn có nhiều điểm chưa thống nhất trong đánh giá xâm lấn diện cắt chu vi trực tràng.

1.4. Phẫu thuật điều trị triệt căn ung thư trực tràng

Trong điều trị ung thư trực tràng, phẫu thuật là phương pháp quan trọng nhất. Cắt bỏ mạc treo trực tràng trở thành tiêu chuẩn trong điều trị phẫu thuật UTBMTT.

1.4.1. Nguyên tắc phẫu thuật triệt căn

* Nguyên tắc 15,25

- Cắt trực tràng có u và mạc treo trực tràng rộng rãi: đối với UTBMTT cao là cắt dưới u ít nhất 5 cm, với UTBMTT giữa và dưới là ít nhất 2 cm và tồn bộ mạc treo. Cắt trên u ít nhất 5 cm.

- Vét hạch rộng: vét các hạch mạc treo trực tràng lên tới gốc động mạch mạc treo tràng trên hoặc động mạch mạc treo tràng dưới và hạch thành chậu nếu có bằng chứng di căn.

- Lập lại lưu thơng tiêu hóa nếu có chỉ định đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

1.4.2. Các phương pháp phẫu thuật triệt căn

* Phẫu thuật cắt cụt trực tràng

Là phương pháp phẫu thuật cắt cụt trực tràng qua đường bụng – tầng sinh môn (APR: Abdominoperineal Resection). Phương pháp phẫu thuật này được chỉ định cho UTBMTT với khối u cách rìa hậu mơn dưới 5cm. Phẫu thuật gồm hai thì: thì bụng và thì tầng sinh mơn. Phẫu thuật thực hiện cắt ngang đại tràng xích ma, lấy tồn bộ trực tràng, mạc treo trực tràng, tổ chức mỡ quanh trực tràng, cơ nâng hậu mơn, cơ thắt hậu mơn, nạo vét hạch vùng, chuyển dịng phân ra hố chậu trái 25.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w