DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG VIỆT Ý 3.1. Phương hướng hoạt động của công ty TNHH thương mại xây dựng Việt Ý đến năm 2025
Nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong q trình hội nhập nên ban lãnh đạo cơng ty TNHH Thương mại xây dựng Việt Ý đã và đang xây dựng cho mình một nền văn hóa mạnh, phát triển và bền vững.
- Mục tiêu chung: Bên cạnh những mục tiêu về doanh thu, thị phần, lợi nhuận Việt Ý cũng đưa ra mục tiêu về phát triển văn hóa: Phát triển bền vững. Cố gắng đưa thương hiệu Việt Ý Mart trở thành một trong những thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung đã để ra, công ty cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về tác phong và thái độ với đồng phục cho đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên vận chuyển sau đó sẽ là đồng phục cho khối nhân viên văn phòng.
+ Xây dựng mơi trường làm việc thoải mái, hịa đồng, tạo sự đoàn kết giữa các thành viên thơng qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể như du lịch, nghỉ mát, đi chùa đầu năm, các cuộc thi đua giữa các phòng,…
3.2. Một số quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH thươngmại xây dựng Việt Ý mại xây dựng Việt Ý
Dưới đây là một số quan điểm mà công ty TNHH thương mại xây dựng Việt Ý đề ra trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình:
Một là, phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh
Cơng ty quan niệm một nền văn hóa mạnh phản ánh thông qua việc các nguyên tắc và giá trị cơ bản được thấm sâu và phổ biến rộng rãi, gây ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ, tình cảm và hành vi mọi thành viên trong công ty. Nhân viên càng hiểu sâu sắc đối với các nguyên tắc bao nhiêu thì mức độ cam kết, sự tự giác và lịng nhiệt tình, sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến của họ càng được đẩy mạnh lên bấy nhiêu, đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơng tác tun truyền càng
ngày càng được công ty quan tâm tới nhiều hơn nhằm sự đảm bảo tính hiệu quả trong truyền đạt thơng tin trong hệ thống.
Việt Ý nhận thức quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp là việc kết thừa, phát huy có điều chỉnh các giá trị văn hóa tốt đẹp đã có sẵn và tiếp thu các nét đẹp văn hóa mới nhằm vươn tới một văn hóa doanh nghiệp mạnh, hiện đại và đặc sắc. Vì vậy việc chọn lọc các giá trị để loại bỏ hay kế thừa luôn được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm.
Hai là, phát triển văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm gốc
Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách từng bước phục vụ q trình phát triển doanh nghiệp. Điều này được ban lãnh đạo công ty quan niệm với các nội dung cơ bản như sau:
1- Xây dựng hệ thống tuyển dụng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nhân viên đầu vào
2- Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược.
3- Bộ máy quản lý của cơng ty phải chú trọng tới việc hồ nhập mọi thành viên, quán triệt tư tưởng của họ đối với vị trí và mục tiêu của doanh nghiệp.
4- Ngày càng hồn thiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ hợp lý, công minh nhằm tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần, tạo cơ hội thăng tiến cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty.
Ba là, phát triển văn hóa doanh nghiệp có tính cạnh tranh
Trong thời kỳ tồn cầu hóa như hiện nay, giao lưu hàng hóa trên phạm vi tồn cầu đã trở nên phổ biến, chất lượng khơng cịn tạo lợi thế cạnh tranh mà dần trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường tồn cầu. Bởi vậy mà các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả của các công ty trên thế giới. Tuy vậy mỗi doanh nghiệp đều có những nét dị biết khác nhau về nhân lực, cơ cấu tổ chức, quan điểm, mục tiêu, tiềm lực tài chính, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Văn hóa cạnh tranh phải là một văn hóa đặc sắc phù hợp nhất với cơng ty trong điều kiện mơi trường hiện tại. Vì vậy Việt Ý khơng ngừng học hỏi và chắt lọc các giá trị văn hóa tốt đẹp từ mơi trường bên ngồi cùng với những nét riêng nét đặc biệt riêng
của mình, từ đó tạo cho cơng ty một văn hóa riêng, giúp phân biệt với các tổ chức kinh tế khác.
Bốn là, phát triển văn hóa doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng
Khách hàng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới doanh nghiệp, khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì suy cho cùng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Điều này được ban lãnh đạo công ty quan niệm với các nội dung cơ bản như sau:
1- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao;
2- Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng;
3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với mơi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.
Năm là, phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính trách nhiệm xã hội, và đạo đức kinh doanh
Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý. Đảm bảo tính trách nhiệm xã hội, và đạo đức kinh doanh giúp nâng cao giá trị thương thiệu, uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến với cơng ty, từ đó tạo ra những lợi ích thiết thực cho cơng ty như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính trách nhiệm xã hội, và đạo đức kinh doanh, Việt Ý quan niệm: Văn hóa doanh nghiệp bền vững phải là phương tiện cho hoạt động của công ty với quan điểm giải quyết khó khăn của xã hội, góp phần tạo ra cuộc sống no đủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.