1.2.2 .1Vai trò đối với nhân viên
2.4 Những mặt tích cực và vấn đề đặt ra với việc phát triển văn hóa doanh
hóa doanh nghiệp của cơng ty cổ phần vận tải biển Anh Tuấn
2.4.1 Mặt tích cực
Trải qua hơn 11 năm xây dựng và phát triển Công ty cổ phần vận tải đã từng bước
xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp mang đặc trưng riêng của cơng ty. Các giá trị VHDN dần được hình thành và phát triển theo thời gian, được các cán bộ công nhân viên trong cơng ty bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Đây là những cơ sở, điều kiện cơ bản và cần thiết cho quá trình hình thành xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh của cơng ty. Một số mặt tích cực mà ban lãnh đạo cùng nhân viên đã đạt được:
Thứ nhất: Công ty đã xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả tạo
cho cán bộ nhân viên cơng ty có một mơi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, công bằng, năng động và hiệu quả. Ngồi ra cơng ty đã xây dựng cho mình những chính sách khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ hợp lý, công minh nhằm tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần, tạo cơ hội thăng tiến cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty. Đã xây dựng cho mình một bộ khung nhân sự với những nhân viên trẻ, những con người có khát vọng cống hiến cho sự phát triển chung của công ty và được đào tạo bài bản cùng tố chất năng động, sáng tạo, nhiệt huyết.
Thứ hai: Các nghi lễ, nghi thức, phong trào, hoạt động tập thể trong công ty
được tổ chức thường xuyên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty, luôn chăm lo đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên. Các hoạt động hoạt động cộng đồng, Anh Tuấn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm và sự sẻ chia với cộng đồng thông qua rất nhiều các hoạt động cụ thể và thiết thực như các chuyến đi tình nguyện các vùng cao, hỗ trợ và tặng qua cho các gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh, và chương trình khuyến học cho các trẻ em nghèo vượt khó trong tỉnh Thái Bình đã và đang thu hút được rất các thành viên của công ty tham gia.Điều này, không chỉ tạo lập được niềm tin đối với các nhân viên, tạo được tinh thần đoàn kết, mối quan hệ mật thiết cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. mà cịn tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng đối tác.
Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đạt chuẩn, tạo điều kiện cho sự
thoải mái cho nhân viên, nâng cao chất lương cơng việc từ đó đã tạo được những dấu ấn nhất định với đối tác và khách hàng.
Thứ tư: Cơng ty đã có một số thành cơng nhất định trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu, các giá trị cốt lõi, các giá trị theo đuổi của doanh nghiệp như: sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát triển, slogan ,qua đó nhắc nhở các thành viên ln làm việc có hiệu quả, phấn đấu hết mình vì tương lai phát triển của cơng ty. Với tinh thần và đạo đức kinh doanh cao, công ty luôn cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, giao hàng đúng thời gian,đúng chất lượng và địa điểm. Điều đó giúp cho uy tín và vị thế cạnh tranh của Anh Tuấn ngày càng được nâng cao trên thị trường.
2.4.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục
Mặc dù công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo ra những tác động tích cực trong cơng tác quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn cịn những mặt hạn chế và tồn tại mà công ty cần khắc phục để tiến tới xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.
Thứ nhất: Cơng ty mới chỉ có thẻ nhân viên mà chưa có đồng phục và quy định
rõ ràng về phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục,…cho mỗi cán bộ nhân viên trong công ty. Cơng ty chỉ có u cầu đối với các nhân viên khi đến công ty cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự nhưng chưa hề có văn bản hướng dẫn cụ thể về kiểu cách trang phục được mang khi đi làm đối với nhân viên công ty, dẫn tới chưa thống nhất trong quan niệm về trang phục cơng sở sao cho đẹp đẽ, lịch sự.. Vì thực chất trang phục cũng là một yếu tố quan trọng trong cách thể hiện văn hóa doanh nghiệp của cơng ty nên Ban lãnh đạo cơng ty cần nhanh chóng triển khai việc xây dựng một quy chuẩn về phong cách ăn mặc cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty.
Thứ hai: Công ty vẫn chưa có nhiều các ấn phẩm, các gương mặt tiêu biểu ,vẫn
cịn mơ hồ về hình tượng điển hình của cơng ty, hầu hết mọi người chỉ đơn giản bày tỏ sự kính trọng và mong muốn được như lãnh đạo quản lý phịng ban của mình, hoặc một số ít hơn mong muốn trở thành con người như giám đốc cơng ty. Cơng ty chưa có giai thoại, bài hát truyền thống điển hình, cũng như chưa xây dựng cho mình một hình tượng điển hình. Đây cũng là các yếu tố rất cần thiết cho một văn hóa doanh nghiệp mạnh nên cơng ty cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện giai thoại về các hình tượng điển hình, tăng cường giao lưu, tuyên truyền giữa cấp lãnh đạo cấp cao với nhân viên
cơ sở, từ đó tạo dựng các giá trị, niềm tin, thái độ và lý tưởng xuyên suốt cho tồn bộ thành viên cơng ty.
Thứ ba: Logo của cơng ty cịn đơn điệu chưa tạo được sự khác biệt và bên cạnh
đó, mặc dù các nhân viên cơng ty đã phần nào hiểu được phần quan trong của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của cơng ty nhưng vẫn chưa có định hướng rõ ràng và đầy đủ, chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của cơng ty. Cịn giải quyết vấn đề mang nặng quan hệ cá nhân,chưa rõ ràng phân minh.
Thứ tư: Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty vẫn chưa
thực sự đồng bộ và mạnh tồn diện. Hiện cơng ty vẫn chưa có một quy trình xác lập, phát triển và kiểm sốt văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy cơng ty cần thiết lập một quy trình xây dựng, phát triển và kiểm sốt văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là các giá trị văn hóa điển hình một cách đồng bộ cụ thể. Có như vậy văn hóa doanh nghiệp cơng ty mới có thể theo kịp tốc độ phát triển của thời đại.
Thứ năm: Vẫn còn một số nhân viên còn coi nhẹ quy định, quy chế của cơng ty.
Chưa có trách nhiệm và sự tự giác cao trong cơng việc, và cịn một số mâu thuẫn vẫn cịn tồn tại trong cơng việc đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc. Chưa nắm bắt đúng tư tưởng, đường lối phát triển của công ty nên thực hiện chưa đúng nguyên tắc, quy định, lề lối, tác phong của công ty thiếu niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển văn hố doanh nghiệp. Ngồi ra một số các nhà quản trị cấp cơ sở còn nắm bắt một cách mơ hồ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nên sự quan tâm chưa cao. Nên cần phải thực sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục hơn nữa tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Thứ sáu : Giao tiếp nội bộ còn rất hạn chế
Mọi người đến Cơng ty là cuốn vào vịng quay, vào guồng máy của công việc. Mặc dù bàn làm việc cùa mọi nhân viên trong Công ty xếp gần sát nhau nhưng ngồi cơng việc ra, thì việc chuyện trị, tàn gẫu hay là các buổi trao đổi trức tiệp giữa nhân viên với ban lãnh đạo công ty tại nơi làm việc là hồn tồn khơng có. Nghỉ giải lao thi cũng chỉ trong 10,15 phút và thời gian ăn trưa cũng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Mọi người chỉ trao đối với nhau vê cơng việc. Vì vậy mà giao tiếp nội bộ trong công ty bị hạn chế tối đa, và nhiều khi tạo ra áp lực công việc cho nhân viên.
Hàng năm các hoạt động dã ngoại,du lịch giải trí cho nhân viên nhưng vẫn cịn hạn chế. Mỗi năm công ty tổ chức đi picnic hay thăm quan du lịch một lần và chì kéo dài trong 1 đến 2 ngày. Áp lực công việc cao, lịch làm việc khá ln dày đặc nên tình trạng nhân viên bị căng thẳng và rơi vào tinh trạng stress liên tục là rất phổ biến trong Cơng ty. Vì vậy mà việc đẩy mạnh những hoạt động tập thể là hết sức cần thiết.
Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là do một số thành viên trong cơng ty cịn mang nặng tính cá nhân, thiếu tính tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm, sự liên kết giữa các phòng ban con nhiều yếu kém, cần phải cải tổ nhiều.Cơng ty chưa có một quy trình xây dựng, phát triển và kiểm sốt các giá trị văn hoá doanh nghiệp, nên việc phát triển các giá trị văn hố doanh nghiệp cịn gặp khó khăn, chưa được đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
Các hoạt động tập thể, trao đổi giữa các nhân viên và ban lãnh đạo cịn ít. Cùng với đó là nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của nhân viên chưa được sâu rộng, mới chỉ dừng lại ở mức trung bình.
Trên đây là một số nguyên nhân và tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty cổ phần ơ tơ Hồng Gia. Cơng ty cần nhanh chóng có các biện pháp khắc phục các vấn đề này, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh nói chung và việc phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp của cơng ty.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔNG