Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghệ marketing bán lẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM cầu giấy của công ty CP thương mại cầu giấy (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu khóa luận

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghệ marketing bán lẻ

1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô

1.3.1.1. Môi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển công nghệ marketing bán lẻ của công ty là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này như: GDP, tốc độ tăng trưởng

kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cơ cấu kinh tế, tỷ giá hối đoái, các chính sách tài chính, tiền tệ, hoạt động ngoại thương (xu hướng đóng/ mở cửa nền kinh tế)…

=> Xu hướng vận động của các yếu tố trên đều tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư.

1.3.1.2. Mơi trường chính trị - pháp luật

Các yếu tố chính trị, pháp luật bao gồm: quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng – Nhà nước; chương trình, chính sách, chiếc lược phát triển kinh tế, thái độ phản ứng của các tổ chức, xã hội, dân chúng; mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật…

=> Sự ổn định về mặt chính trị sẽ là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh do nó ổn định đươc tâm lý đầu tư, ổn định niềm tin và tạo môi trường lành mạnh cho kinh doanh. Hệ thống pháp luật hồn thiện, đồng bộ, thơng thống tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.

1.3.1.3. Môi trường khoa học công nghệ

Sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao với nhiều tiện ích, càng làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt, làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm.

=> Công ty phải thường xuyên tự đổi mới mình, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu-phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào q trình kinh doanh của mình.

1.3.1.4. Mơi trường văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm: dân số; xu hướng vận động của dân số; hộ gia đình và xu hướng vận động của nó; sự dịch chuyển dân cư, thu nhập và phân bố thu nhập; nghề nghiệp và các tầng lớp xã hội; dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tơn giáo, nền văn hóa…

=> Những yếu tồ này chi phối hành vi và quyết định mua sắm của NTD. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng mà còn ảnh hưởng đến các khâu trước bán hàng như: chủng loại, cơ cấu hàng hóa mua vào, nguồn hàng, kỹ thuật xúc tiền bán…

1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành1.3.2.1. Nhà cung cấp 1.3.2.1. Nhà cung cấp

-Yếu tố đầu vào là một phần khơng thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ cơng ty tới khách hàng. Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào hay thị trường cung ứng hàng hóa cho cơng ty ln ln tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.

-Các nhà cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp có thể tạo ra thuận lợi cũng có thể tạo ra bất lợi cho việc phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại doanh nghiệp. Chẳng hạn do tiến bộ của công nghệ sản xuất và cầu thị trường tăng, nên nhà cung ứng hàng hóa cung cấp hàng hóa cho cơng ty với giá rẻ, cơng ty có thể tạo được lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngược lại, khi hàng hóa khan hiếm, nhà cung cấp gặp rắc rối trong khâu vận chuyển hàng hóa, nhu cầu của NTD không được đáp ứng kịp thời. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và tình hình kinh doanh của cơng ty.

1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh

-Do tính chất hấp dẫn của những đoạn thị trường khác nhau mà bất kể khi công ty kinh doanh tham gia vào đoạn thị trường nào thì cũng đều xuất hiện sức ép từ phía đối thủ cạnh tranh trên đoạn thị trường đó. Việc theo sát tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và đưa ra những chính sách đối phó phù hợp cho sản phẩm của mình.

-Cơng ty cần xác định việc đối thủ cạnh tranh có áp dụng cơng nghệ marketing bán lẻ trùng với cơng ty mình hay khơng? Và nếu có trùng thì hiệu quả như thế nào? Có điểm gì khác biệt so với doanh nghiệp mình hay khơng? Nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng công nghệ marketing bán lẻ khác với cơng ty thì tại sao và có đạt hiệu quả như dự báo hay khơng?

1.3.2.3. Cơng chúng trực tiếp

-Lực lượng này có thể hỗ trợ tạo thuận lợi cũng có thể gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển cơng nghệ marketing bán lẻ. Chẳng hạn như các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí… Nhóm cơng chúng này ln theo sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và khi doanh nghiệp có bất kỳ vấn đề nào với sản phẩm thì nhóm này sẽ đưa thơng tin có lợi hoặc bất lợi cho phía doanh nghiệp.

1.3.2.4. Trung gian marketing

- Trong quá trình cung ứng hàng hóa tới tay NTD, cơng ty cịn nhận được sự trợ giúp – phối hợp – cung ứng nhiều dịch vụ. Một trong số đó là các trung gian marketing.

-Cơng ty ln ln phải có sự cân nhắc giữa việc tăng thêm hay giảm bớt trung gian marketing trong q trình cung ứng hàng hóa tới tay NTD, đồng thời xác định mức độ hiệu quả của việc sử dụng trung gian, có tác động tích cực hay tiêu cực tới q trình mua sắm của khách hàng hay khơng?

1.3.2.5. Khách hàng

-Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, là những người trực tiếp có tầm ảnh hưởng tới doanh số và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy khách hàng cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển cơng nghệ marketing bán lẻ của công ty.

-Việc phát triển công nghệ marketing bán lẻ tiền đề dựa trên mong muốn phục vụ tốt hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, việc phát triển công nghệ marketing bán lẻ là cần thiết để giúp cho quá trình mua sắm của khách hàng được thuận tiện và nhanh chóng hơn.

1.3.3. Các yếu tố nội bộ

1.3.3.1. Nhân tố con người và tổ chức.

Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới phát triển công nghệ Marketing bán lẻ ở tất cả các doanh nghiệp thương mại bán bn. Vì vậy, việc tổ chức hợp lý đội ngũ lao động trông doanh nghiệp là rất cần thiết và phải đảm bảo ba mặt: phân bổ, sử dụng và bồi dưỡng. Việc phân bổ và sử dụng lao động hợp lý sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mặt khác, doanh nghiệp cần tổ chức các khố học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chun mơn để phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh.

1.3.3.2. Các yếu tố vật chất kỹ thuật.

Yếu tố vật chất-kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phương hướng phát triển cơng nghệ Marketing bán lẻ. Có thể nói yếu tố vật chất-kỹ thuật làm cho sự vận hành công nghệ Marketing tốt, hiệu quả nếu yếu tố vật chất-kỹ thuật tốt, hiện đại và ngược lại.Yếu tố cơ sở vật chất- kỹ thuật ở doanh nghiệp thương mại bán buôn là tổng

hợp các tư liệu lao động trực tiếp tham gia và phục vụ các q trình cơng nghệ, trong đó có q trình cơng nghệ Marketing bán lẻ và quản trị kinh doanh thương mại.

 Bản chất của tư liệu lao động:

- Là tư liệu lao động ở các cơ sở kinh doanh bán buôn để tiến hành các công nghệ kinh doanh thương mại.

- Là vốn kinh doanh (chủ yếu là tài sản, vốn cố định) của doanh nghiệp thương mại bán buôn.

- Là thiết bị công nghệ hậu cần kinh doanh: thiết bị kho và cơng trình kiến trúc kho.

Tóm lại, nhân tố con người và yếu tố cơ sở vật chất-kỹ thuật là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới vai trị vận hành cơng nghệ Marketing bán lẻ hàng hố ở doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đầu tư đúng mức các yếu tố cơ sở vật chất-kỹ thuật và sử dụng hợp lý nhân tố con người để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN LẺ TẠI CỬA HÀNG CTM CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM cầu giấy của công ty CP thương mại cầu giấy (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)