7. Kết cấu khóa luận
3.1 Dự báo các thay đổi của môi trường, thị trường bán lẻ nhóm mặt hàng đồ
dùng gia đình và phương hướng hoạt động của cơng ty trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo sự thay đổi của mơi trường và thị trường bán lẻ nhóm mặt hàng đồ dùng gia đình dùng gia đình
Trong thời điểm vài năm trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể khi vượt qua được hậu quả của Cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2012 đạt trên 2,32 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011. Nếu loại bỏ yếu tố tăng giá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2012 tăng 6,2% so với năm 2011.
Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang phát triển về nhiều mặt: số lượng, cơ cấu, mạng lưới, nhân lực... Dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh, sự ra đời của các cửa hàng, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của NTD theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đa dạng về tiềm năng với triển vọng lâu dài của thị trường có dân số trẻ và đang lớn mạnh, tốc độ đơ thị hóa cao và vẫn cịn nhiều khoảng trống cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy vậy, Thị trường bán lẻ Việt Nam còn phân tán, hiệu quả thấp; đan xen lẫn lộn; quy mô thị trường nhỏ và sức mua yếu; thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 20% trên cả nước (TPHCM 40 - 42% và Hà Nội 13%); doanh nghiệp bán lẻ yếu về nhiều mặt (tính chuyên nghiệp, chiến lược dài hạn, năng lực tài chính và logistics); mức độ cạnh tranh thấp. Để tồn tại và phát triển, điều họ phải làm là không ngừng sáng tạo để mang đến cho NTD chất lượng phục vụ tốt nhất có thể.
Hiện nay thị trường sản phẩm đồ dùng gia đình là khá phát triển. Nhu cầu của người dân thì ngày càng tăng, mặt hàng của các doanh nghiệp cung cấp thì gần như là tương đương nhau. Vì vậy cửa hàng cần nỗ lực để ngày càng mở rộng và nâng cao chất
lượng dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu khá cao của NTD cũng như tạo được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
3.1.2. Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Như đã thấy sự biến động về môi trường và môi trường ngành như ở trên, để phát triển cơng nghệ bán lẻ thì cơng ty cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo, phòng marketing và các bộ phận khác trong cơng ty đưa ra và thực hiện các chính sách hiệu quả như:
Cơng ty cần kiện tồn lại cán bộ marketing, tổ chức chiến lược marketing, đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với quy mơ của cơng ty.
Duy trì chiến lược kinh doanh là nhà bán lẻ có chất lượng,thương hiệu uy tín, giá cả hợp lý. Chú trọng chăm sóc khách hàng, nghiên cứu về biến động thị trường, thị hiếu của khách hàng, sở thích, cách thức mua, thu thập ý kiến, phàn nàn để tìm cách khắc phục.
Đào tạo đội ngũ bán hàng lành nghề trung thực, kỹ năng, kỹ xảo trong giao tiếp bán hàng. Tăng đầu tư cho đổi mới trang thiết bị phục vụ bán lẻ.
Xây dựng 1 trang chính thức cho cơng ty, cập nhật liên tục các thông tin về sản phẩm, giá về các chương trình khuyến mại để đáp ứng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngồi ra có thể dùng trang web để làm cầu nối mua bán onl giữa cơng ty và khách hàng.
Tăng chi phí cho quảng cáo để khuếch trương hình ảnh của cơng ty, kết hợp với các chính sách quảng cáo, khuyến mãi của các nhà phân phối đặt tại các cửa hàng để thu hút tối đa lượng khách đến với công ty.