Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố nội bộ của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM cầu giấy của công ty CP thương mại cầu giấy (Trang 32)

7. Kết cấu khóa luận

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố nội bộ của công ty

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của cơng ty CP thương mại Cầu Giấy và cửa hàng CTM Cầu Giấy

2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của cơng ty

Tên công ty: Công ty CP Thương mại Cầu Giấy Tên viết tắt: CTM

Địa chỉ trụ sở: Cầu Giấy – P.Quan Hoa – Q.Cầu Giấy – Hà Nội Logo:

Slogan: “Bạn của mọi gia đình – địa chỉ mua sắm đáng tin cậy” Số đăng ký kinh doanh: 010300027

Ngày cấp 15/01/2001 và thay đổi lần cuối ngày 24/5/2006

Cơ sở hình thành doanh nghiệp: cơng ty là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của cơng ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là CP và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Và công ty cũng là một chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại. Do đó cơng ty có đủ các yếu tố để trở thành Công ty CP Thương Mại.

Cơng ty CP Thương mại Cầu Giấy có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 50 năm đã đóng góp một phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Công ty CP Thương mại Cầu Giấy tiền thân vốn là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự điều chỉnh về tài chính. Cơng ty ra đời thơng qua việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương Đảng lần thứ 7 khóa 2 ngày 16/03/1956 của BCH TW Đảng quyết định thành lập HTX mua bán Quận 5 và 6 góp phần giao lưu hàng hố giữa thành thị và nông thôn, cải tạo quản lý thị trường thương nhân, làm trợ thủ đắc lực cho thương mại quốc doanh.

Từ khi ra đời (03/1956) cho đến nay Công ty CP Thương mại Cầu Giấy đã 5 lần tiến hành đổi tên theo các Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Mỗi q trình

đổi tên đó đều gắn liền với sự thay đổi nhất định của xã hội, gắn liền với những nhiệm vụ mới của công ty.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty và cửa hàng CTM Cầu Giấy CTM Cầu Giấy

Chức năng của Công ty:

- Là công ty thương mại thực thụ nên hoạt động chính của cơng ty là lưu thơng hàng hóa bán bn, bán lẻ. Tổ chức q trình vận động của hàng hóa từ sản xuất đến NTD. Cơng ty mua hàng hóa từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn về bán lại cho NTD.

- Thông qua hoạt động mua bán sẽ đem lại lợi nhuận, nâng cao lợi ích của Cơng ty đồng thời có nguồn tài chính đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả.

Nhiệm vụ của Công ty:

- Kinh doanh bán bn, bán lẻ các ngành hàng bách hóa, điện máy, thực phẩm cơng nghệ, vật liệu xây dựng, rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu, chất đốt… phục vụ cho nhu cầu của tồn thể Cán bộ cơng nhân viên, nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn hoạt động của công ty; các khách hàng, các cơ quan, bạn hàng trên toàn quốc và ở nước ngồi.

Cơng ty cịn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngồi nước, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đúng đắn, tạo dựng uy tín, niềm tin, độ tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Các bộ phận, các đơn vị của công ty đều phải tự chủ về tài chính và có trách nhiệm trước công ty vể mọi hoạt động kinh doanh của mình.Cơng ty thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức quản lý của Cơng ty:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty (Phụ lục 6) Nhận xét:

- Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế theo kiểu tuyến chức năng. Với cơ cấu tổ chức này, Chủ tịch Đại hội đồng cổ đông sẽ là người nắm quyền hành cao nhất, sau đó là Hội đồng quản trị và sau đó là các giám đốc.

- Mơ hình này giúp lãnh đạo cơng ty quản lý điều hành dễ dàng hơn nhờ việc phân định rạch rịi từng chức năng, bộ phận trong cơng ty tuy nhiên nó lại làm bộ máy tổ chức của công ty trở nên cồng kềnh hơn. Các bộ phận có sự liên kết trực tiếp với

Ban giám đốc nên rất thuận lợi cho việc báo cáo các kết quả kinh doanh và phản hồi từ phía khách hàng.

Cơ cấu tổ chức quản lý của cửa hàng CTM Cầu Giấy:

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của cửa hàng CTM Cầu Giấy (Phụ lục 7)

- Giám đốc Cửa hàng là người quản lý chung mọi hoạt động diễn ra trong cửa hàng, theo dõi hoạt động của toàn bộ nhân viên và cửa hàng. Nắm bắt và báo cáo lại với Ban Giám đốc.

- Tổ Kế toán và thu ngân gồm 1 nhân viên Kế toán và 2 nhân viên thu ngân. Quản lý sổ sách và thực hiện việc quản lý Doanh thu của cửa hàng. Lập hóa đơn và báo cáo tài chính hàng quý cho Giám đốc.

- Tổ Quản lý hàng hóa gồm 1 nhân viên kho và 1 nhân viên kiểm sốt hàng hóa. Phụ trách kiểm tra chất lượng hàng hóa và nắm bắt tình trạng của hàng hóa, ln ln đảm bảo hàng hóa tốt nhất khi đến tay NTD.

- Tổ bán hàng: gồm 3 nhân viên bán hàng phụ trách các quầy hàng trong cửa hàng, tư vấn và cung cấp hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của NTD.

- Tổ bảo vệ: gồm 1 nhân viên bảo vệ phụ trách an ninh, trơng coi xe của khách hàng.

Nhận xét:

- Mơ hình quản lý của Cửa hàng CTM Cầu Giấy được thiết kế theo chức năng

của mỗi bộ phận, trong đó người có quyền lãnh đạo cao nhất tại Cửa hàng là Giám đốc cửa hàng.

- Với mơ hình quản lý này, Ban giám đốc của cơng ty có thể trực tiếp cung cấp thơng tin và chỉ thị tới phía Cửa hàng, đồng thời ý kiến khách hàng cũng như phản hồi từ phía nhân viên có thể nhanh chóng được cập nhật tới lãnh đạo Cơng ty. Điều này giúp thơng tin chính xác và có hiệu quả nhanh. Nhưng bên cạnh đó, mơ hình này vẫn cịn khá đơn giản và việc chun trách cho từng bộ phận còn chưa hợp lý.

2.1.1.3 Đặc điểm thị trường và khách hàng trọng điểm của cửa hàng CTM Cầu Giấy Giấy

-Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của cửa hàng là các mặt hàng phục vụ nhu cầu

thiết yếu hằng ngày. Các mặt hàng đó phổ biến như: thực phẩm tươi sống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình…

-Trong đó, nhóm mặt hàng đồ dùng gia đình là nhóm mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ và doanh thu lớn nhất so với các nhóm mặt hàng cịn lại.

Đặc điểm thị trường:

- Thị trường mục tiêu của cửa hàng đó là phân khúc những NTD có thu nhập

trung bình trong khu vực Quận Cầu Giấy. Quận Cầu Giấy là một trong những quận nội thành Hà Nội có tiềm năng phát triển với dân số và nhu cầu gia tăng mạnh. Tận dụng địa điểm là nằm ngay mặt đường con phố đông đúc bậc nhất của quận – Đường Cầu Giấy, cửa hàng đã có những điểm mạnh nhất định để tấn cơng và có những thành cơng nhất định trong khu vực Quận Cầu Giấy.

Đặc điểm của khách hàng trọng điểm:

- Khách hàng trọng điểm của cửa hàng chủ yếu là các bà nội trợ, hộ gia đình trên địa bàn Quận Cầu Giấy và khu vực lân cận. Các bà nội trợ thường xuyên có thói quen đi mua sắm cùng gia đình hoặc mua nhiều chủng loại mặt hàng trong cùng một lần mua sắm. Bởi vậy lựa chọn tập khách hàng trọng điểm này, cửa hàng CTM Cầu Giấy đều dựa trên hành vi mua sắm và thói quen mua sắm của tập khách hàng để cung cấp những mặt hàng phù hợp.

- Bên cạnh đó một tập khách hàng rất có tiềm năng trong tương lai đó là các cá nhân, các em học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên… Khu vực Quận Cầu Giấy là khu vực tập trung rất nhiều trường Đại học, trường PTTH và trường THCS, bởi vậy tập khách hàng là học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên cũng là một tập khách hàng tiềm năng trong tương lai mà cửa hàng mong muốn hướng tới đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu.

2.1.2 Các yếu tố nội bộ của công ty CP thương mại Cầu Giấy

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Cửa hàng CTM Cầu Giấy có địa điểm thuận lợi và là một thế mạnh đặc biệt được sử dụng trong chiến lược kinh doanh. Nằm ngay trên mặt đường con phố đông đúc số 1 Quận Cầu Giấy – Số Đường Cầu Giấy, cửa hàng khơng những có vị trí thuận lợi mà cịn có mặt bằng rộng rãi, bắt mắt, thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng. Bên cạnh đó, cửa hàng được Công ty đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu mua sắm của khách hàng như giá, kệ hàng hóa đều bằng inox, thường xun có sự bày trí phù hợp các dịp Lễ,

tết; thiết bị nhập liệu hàng hóa và phần mềm nhập liệu đều mới nhất và hiện đại nhất …

- Về nguồn vốn: Với số vốn điều lệ 3.843.000.000 VNđồng nên trong quá trình sản xuất kinh doanh cơng ty cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống cửa hàng đặc biệt là cửa hàng CTM Cầu Giấy luôn được công ty đảm bảo số vốn cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

- Về nhân lực: Cửa hàng CTM Cầu Giấy có tất cả 10 nhân viên phụ trách các bộ phận chuyên trách khác nhau. Hầu hết lao động đều đã qua đào tạo và có trình độ chun mơn nghiệp vụ khá, thường xuyên được ban lãnh đạo công ty cho đi học hỏi kinh nghiệm, đào tạo thêm về chuyên môn nên đã tạo ra động lực phát triển cho công ty. Tuy chỉ có 10 nhân viên nhưng do phân phối hợp lý và sự phân công lao động hợp lý nên cho tới thời điểm hiện tại, cửa hàng CTM Cầu Giấy vẫn hoạt động hiệu quả.

2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM Cầu Giấy

2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của cửa hàng hàng

2.2.1.1. Môi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này như: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cơ cấu kinh tế, tỷ giá hối đối, các chính sách tài chính, tiền tệ, hoạt động ngoại thương (xu hướng đóng/ mở cửa nền kinh tế)…

=> Xu hướng vận động của các yếu tố trên đều tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của cửa hàng, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và cung – cầu trên thị trường.

2.2.1.2. Môi trường khoa học công nghệ

Sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao với nhiều tiện ích, càng làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt, làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm.

=> Cửa hàng phải thường xuyên tự đổi mới mình, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu-phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào q trình kinh doanh

của mình. Đồng thời, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự áp dụng khoa học máy tính vào việc xử lý các cơng việc tại cửa hàng giúp cho quá trình quản lý hàng hóa và cung ứng hàng hóa tới tay NTD dễ dàng hơn.

2.2.1.3. Mơi trường văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm: dân số; xu hướng vận động của dân số; hộ gia đình và xu hướng vận động của nó; sự dịch chuyển dân cư, thu nhập và phân bố thu nhập; nghề nghiệp và các tầng lớp xã hội; dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tơn giáo, nền văn hóa…

=> Những yếu tồ này chi phối hành vi và quyết định mua sắm của NTD. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng mà còn ảnh hưởng đến các khâu trước bán hàng như: chủng loại, cơ cấu hàng hóa mua vào, nguồn hàng, kỹ thuật xúc tiền bán… Cửa hàng CTM Cầu Giấy cần nắm bắt những yếu tố này để cung ứng chính xác nhu cầu của khách hàng và làm thế nào để quá trình mua sắm của khách hàng được thỏa mãn tối đa nhất.

2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường ngành tới hoạt động kinh doanh của cửa hàng CTM Cầu Giấy CTM Cầu Giấy

2.2.2.1. Nhà cung cấp

Hầu hết các đối tác – nhà cung cấp của cửa hàng đều là những doanh nghiệp nước ngồi và trong nước có uy tín trên thị trường với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Kinh Đô, Halida, Unilever, Omo, Hải Hà, Hải Châu, Rạng Đơng,... Trong đó, các doanh nghiêp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam cung ứng hàng hóa cho cửa hàng là chủ yếu, đặc biệt là ngành hàng Hóa-Mỹ phẩm. Bên cạnh đó, một nhà cung cấp quan trọng cho cửa hàng đóng một vai trị rất lớn đó là cơng ty mẹ - Công ty CP Thương mại Cầu Giấy.

=> Mối quan hệ với các nhà cung cấp chưa được mở rộng nên cửa hàng vẫn phải mua qua một số đơn vị trung gian cho nên hàng mua bị bội giá, đánh thuế nhiều lần, tốn kém chi phí vận chuyển, ưu đãi cho các trung gian… Cạnh tranh giữa các đối thủ trên thị trường ngày càng khốc liệt địi hỏi Ban lãnh đạo phải có những chính sách liên kết mối quan hệ bền chặt với các nhà cung ứng. Sự hẫu thuẫn lớn từ phía cơng ty mẹ cũng góp phần duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của cửa hàng CTM Cầu Giấy là những cửa hàng, cửa hàng đi chuyên sâu một mặt hàng nào đó hoặc các doanh nghiệp cùng kinh doanh theo hệ thống bách hóa như cơng ty đặc biệt là các cửa hàng,cửa hàng trên địa bàn kinh doanh của cửa hàng như: Cửa hàng Tultraco, Cửa hàng Citimart Hoàng Quốc Việt, Cửa hàng Fivimart,… Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cửa hàng là cửa hàng Tultraco. Các shop chuyên doanh thường có mẫu mã, kiểu dáng và chủng loại, chất lượng hàng hố tốt hơn do đó cơng ty rất khó cạnh tranh với họ. Các hệ thống cửa hàng cùng ngành cũng là những tập đồn có quy mơ lớn, lâu năm, có kinh nghiệm, vốn lớn và chuyên nghiệp. Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh cùng quy mô, đối thủ cạnh tranh hiện nay của cơng ty cịn là các doanh nghiệp, cửa hàng quy mô lớn cũng đang gây sức ép khá lớn cho hoạt động tiêu thụ của công ty. Đối thủ cạnh tranh gia tăng làm cho doanh số bán càng giảm, chi phí thì gia tăng do thực hiện nhiều hơn chi phí cho xúc tiến bán hàng. Cửa hàng cần tập trung nắm bắt thế mạnh của mình trên thị trường muc tiêu để đảm bảo thị phần và phát triển lâu dài.

2.2.2.3. Công chúng trực tiếp

Một số tổ chức,phương tiện có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng như: các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…), các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Bảo vệ quyền lợi của NTD…

2.2.2.4. Trung gian marketing

Hoạt động kinh doanh của cửa hàng luôn được sự trợ giúp của các tổ chức như công ty bán buôn, bán lẻ; các công ty vận chuyển hàng hóa; các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing; các tổ chức tài chính-tín dụng…

2.2.2.5. Khách hàng

Thị yếu của khách hàng, cung – cầu của thị trường, sự phát triển của nhu cầu khách hàng… tất cả các yếu tố đó đều có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cửa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM cầu giấy của công ty CP thương mại cầu giấy (Trang 32)