Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH chung linh hà nội (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VI PHẠM

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Hợp đồng lao động có thể nói là một nội dung đáng chú ý nhất trong quy định của pháp luật về lao động. Do đó trong cũng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan tới hợp đồng lao động như là vấn đề về giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động. Các quy định về hợp đồng lao động không phải lúc nào cũng được tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy nên khi nói tới vi phạm hợp đồng lao động sẽ phải đề cập tới rất nhiều nội dung, những vi phạm trong quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động như vi phạm về trình tự, thủ tục giao kết, thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, nội dung, hình thức, loại hợp đồng lao động, tiền lương, các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, an toàn lao động, chế độ về BHYT, BHXH, BHTN cho NLĐ.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã phát hiện ra thêm nhiều vấn đề cần được tiếp đào sâu tìm hiểu. Nhưng do sự hạn chế về kiến thức của bản thân và yêu cầu về thời gian, khơng gian đối với một bài khóa luận nên bài khóa luận của tác giả chưa thể đi nghiên cứu sâu hết tất cả các nội dung về vi phạm hợp đồng lao động mà mới chỉ nghiên cứu được những quy định chung nhất về hợp đồng lao động cũng như vi phạm hợp đồng lao động. Bài khóa luận chưa thể đem lại cái nhìn tổng quát về quy định của pháp luật trong vi phạm hợp đồng lao động và tình hình thực tế trên thị trường lao động hiện nay. Vậy nên những định hướng, kiến nghị và giải pháp đưa ra chỉ là một trong những yếu tố nhỏ góp phần giảm thiểu việc vi phạm hợp đồng lao động. Vậy nên, một số nội dung cần được tìm hiểu sâu hơn trong thời gian tới đó là:

- Thứ nhất, về nội dung hợp đồng lao động. Nội dung lao động thể hiện ý chí và

sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nội dung HĐLĐ hiện nay tại một số doanh nghiệp vẫn còn nội dung hạn chế quyền của người lao động hay nội dung HĐLĐ còn sơ sài dẫn tới khi xảy ra tranh chấp thì HĐLĐ khơng phát huy được tối đa vai trò là căn cứ pháp lý cho thỏa thuận của các bên.

- Thứ hai, về đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hiện nay các căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động đã bộc lộ một số điểm cần sửa đổi và có rất nhiều vi phạm xảy ra trên thực tế. Đặc biệt trong trường hợp các bên ký hợp đồng đào tạo và NLĐ sau khi được đào tạo phải cam kết làm việc cho NSDLĐ trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật nhưng các bên có thỏa thuận về thời gian làm việc của NLĐ sau thời gian được đào tạo cho NSDLĐ thì sẽ được giải quyết ra sao và có được coi là đơn phương chấm

dứt HĐLD đúng pháp luật hay không. Đây là một trong những vấn đề cần được đi sâu làm rõ, từ đó làm căn cứ sửa đổi quy định của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ.

- Thứ ba, về bồi thường cho NLĐ khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái

pháp luật. Khoản 1 Điều 41 BLLĐ 2012 quy định, NSDLĐ phải bồi thường thiệt hại

cho NLĐ nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Thực tế cho thấy có những quan điểm chỉ ra rằng quy định NSDLĐ phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nêu có) trong những ngày NLĐ không được làm việc là không hợp lý với nguyên tắc bên vi phạm chỉ bồi thường những thiệt hại thực tế mà mình đã gây ra. Nguyên tắc chung cho việc xác định mức bồi thường thiệt hại đã được ghi nhận cụ thể trong nhiều quy định khác nhau của Bộ luật dân sự. Nếu buộc NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ tiền lương của những ngày khơng được làm việc thì có những trường hợp NSDLĐ phải bồi thường cao hơn thiệt hại thực tế mà NLĐ phải gánh chịu. Một vài trường hợp, NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật tìm được việc làm mới trong thời gian giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, mức thiệt hại của NLĐ cần được đánh giá thấp hơn tiền lương của những ngày NLĐ không được làm việc, nếu căn cứ theo điều 41 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường tồn bộ khoản tiền lương tương ứng với khoảng thời gian này.các chế độ và quyền lợi của người lao động sau khi thôi việc/nghỉ việc bởi hiện nay sau khi nghỉ việc/thơi việc thì do nhận thức về pháp luật cịn chưa cao nên NLĐ chưa biết rõ quyền lợi của mình dẫn tới nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng đối với quyền lợi và chế độ mà NLĐ được hưởng.

KẾT LUẬN

Sự ra đời của BLLĐ 2012 cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến lao động đặc biệt là HĐLĐ đã cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với việc hồn thiện các quy định pháp lí về lao động. Các quy định này ngày càng trở thành công cụ pháp lý giúp cơ quan nhà nước thực hiện tôt chức năng quản lý lao động và việc làm cho NLĐ. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nguồn nhân lực càng trở thành vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và đất nước. Chính vì vậy, việc giao kết, thực hiện hay chấm dứt HĐLĐ là vấn đề quan trọng đối với NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, để không bị xâm phạm quyền và lợi ích khi tham gia vào HĐLĐ, việc tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về HĐLĐ là rất cần thiết, giúp tránh được việc vi phạm HĐLĐ. Các bên trong QHLĐ, đặc biệt là NLĐ cần phải chủ động tự bảo vệ mình bằng việc tìm hiểu các quy định về HĐLĐ, vi phạm HĐLĐ và thỏa thuận các điều khoản trong HĐLĐ theo quy định pháp luật và xem kỹ HĐLĐ trước khi giao kết. Để hợp đồng lao động thật sự là một công cụ pháp lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc thiết lập, duy trì và cải thiện quan hệ lao động địi hỏi cả ba phía: Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động phải nổ lực phấn đấu trên tinh thần của nguyên tắc kết hợp hài hồ giữa các lợi ích, gắn quyền lợi cá nhân người lao động với tập thể lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Có như vậy thì việc thực hiện HĐLĐ được chặt chẽ hơn và tình trạng vi phạm HĐLĐ rẽ được giảm thiểu một cách nhanh chóng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự 2015 2. Bộ Luật lao động 2012; 3. Luật Doanh nghiệp 2014;

4. Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động;

5. Nghị định 148/2018/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động;

6. Nghị định 44/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; 7. Nghị định 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương;

8. Nghị định 121/2018/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương;

9. Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

10. Nghị định 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

11. Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP 12. Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP

quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.

Luận văn, luận án, sách chuyên khảo, bài viết khoa học

13. Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội

14. Hoàng Thu Hằng (2014), Xử phạt vi phạm pháp luật lao động và hậu quả pháp

lý của nó, Luận văn Thạc Sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

15.Lê Thị Nga (2013), Thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng lao động tại các

doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Luận văn

Thạc Sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

16. Lê Văn Mạnh (2017), Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong

các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc Sĩ, Khoa Luật – Đại học

Quốc gia Hà Nội

17. Ngô Thị Thanh Huyền (2009), Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

18.Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt

Nam, Luận án Tiến Sĩ, Trường đại học Luật Hà Nội

19.Nguyễn Minh Việt (2016), Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp

luật lao động Việt Nam, Luận văn Thạc Sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà

Nội

20.Nguyễn Thúy Hà (2012), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp

đồng lao động, Viện nghiên cứu Lập pháp

21.Phạm Văn Tốt (2017), Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật

22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH chung linh hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)