CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VI PHẠM
1.6. Yêu cầu pháp luật điều chỉnh về vi phạm hợp đồng lao động
Trước thực trạng vi phạm HĐLĐ xảy ra hết sức phổ biến thì cần thiết phải có những quy định của pháp luật về vi phạm HĐLĐ để góp phần giảm thiểu những vi phạm này. Kể từ khi được ban hành tới nay, để có thể điều chỉnh được các vấn đề phát sinh theo kịp sự phát triển của xã hội thì Bộ luật Lao động 2012 đã được sửa đổi một số nội dung để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật, đáp ứng những đòi hỏi và yêu cầu từ thực tiễn.
Tuy nhiên một số quy định vẫn còn chung chung, chưa phù hợp, nhiều quy định mới cần được đưa vào để điều chỉnh một số vấn đề mới trong QHLĐ. Bởi thực tế có rất ít văn bản pháp luật quy định cụ thể về vi phạm hợp đồng lao động nên việc ban
hành văn bản pháp luật điều chỉnh về vi phạm hợp đồng là hết sức cần thiết. Một số yêu cầu đối với pháp luật điều chỉnh về vi phạm hợp đồng lao động đó là:
- Thứ nhất, điều chỉnh bằng pháp luật về vi phạm HĐLĐ đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các bên trong QHLĐ
Nguyên tắc này thực chất nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên của các bên trong HĐLĐ. Khi xảy ra tình trạng vi phạm HĐLĐ, bên chủ thể bị động luôn là bên chịu nhiều thiệt thòi hơn. Bởi vậy, BLLĐ 2012 đưa ra các quy định về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên khi một vi phạm HĐLĐ nhằm hạn chế những thiệt hại nhất định của các bên chủ thể cũng như tạo cơ hội cho các bên chủ thể tìm kiếm, bổ sung nhanh chóng những quyền lợi của mình. Tuy nhiên cũng khơng được quá nhiều trách nhiệm cho phía NSDLĐ theo hướng quá nặng, điều này sẽ khiến NSDLĐ cảm thấy nặng nề, hạn chế sự giao phát triển QHLĐ.
- Thứ hai, điều chỉnh bằng pháp luật về vi phạm HĐLĐ đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật lao động.
Đảm bảo thống nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản là yêu cầu chung của việc
hoàn thiện pháp luật trong bất cứ lĩnh vực nào. Nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam hội nhập với thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Và để đáp ứng được các địi hỏi của xã hội, pháp luật lao động nói chung và pháp luật về vi phạm HĐLĐ nói riêng phải bảo đảm tính khoa học, phải thỏa mãn tiêu chí về tính thống nhất trong tồn bộ hệ thống. Cần phải tập trung đảm bảo quy tắc áp dụng lâu dài, hạn chế văn bản hướng dẫn, bổ sung, gây sự chồng chéo, khó hiểu và khó áp dụng. Có như vậy mới tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động dễ thực hiện. Giúp cho người lao động và người sử dụng lao động có được sự tiếp cận gần gũi nhất với các quy định trên và tránh việc vi phạm hợp đồng lao động do sự nhận thức hạn chế về pháp luật lao động.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VI PHẠM HỢP