CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VI PHẠM
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vi phạm
phạm hợp đồng lao động
Các quan hệ lao động ngày càng phát triển và không ngừng biến động, dễ dàng nhận thấy, thị trường lao động cũng như nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ lao động cũng đã có nhiều thay đổi. Trong khi đó, các quy định pháp luật về hợp đồng lao động cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Còn thiếu sự nhất quán giữa các chế định của Bộ luật Lao động với các văn bản pháp luật khác. Có những quy định pháp luật chưa theo kịp với thực tiễn vận hành của thị trường lao động. Một số vấn đề mới trong thực
tế đang đặt ra nhưng chưa được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật lao động cụ thể như nội dung về vi phạm hợp đồng lao động. Để giải quyết được tình trạng về vi phạm hợp đồng lao động thì sẽ cần sự phối hợp từ người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong một thời gian dài. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn cịn một số hạn chế vẫn cịn tồn tại, dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động:
- Cần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về
pháp luật hợp đồng lao động
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng lao động và vi phạm HĐLĐ. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của BLLĐ 2012 là vô cùng quan trọng. Tại các địa phương thì cần phải đưa thơng tin giáo dục về pháp luật lao động lồng ghép vào các chương trình vui chơi giải trí và trên các phương tiện truyền thơng đại chúng. Ngồi ra phải tích cực đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của BLLĐ 2012 và các văn bản có liên quan cho các bên chủ thể tham gia quan hệ HĐLĐ để giảm thiểu tình trạng vi phạm HĐLĐ. Các trung tâm giới thiệu việc làm cần bổ túc kiến thức về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về vi phạm HĐLĐ nói riêng và tìm hiểu kĩ các doanh nghiệp trước khi giới thiệu cho người lao động làm việc tại đây. Trước khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động, chủ doanh nghiệp (NSDLĐ) phải nắm được các quy định về lao động, vi phạm HĐLĐ, cam kết và thực hiện nghiêm chỉnh và quán triệt cho người lao động các quy định của pháp luật về HĐLĐ và xử lý vi phạm HĐLĐ. NLĐ và NSDLĐ cần được khuyến khích thực hiện pháp luật lao động. Đây là việc làm quan trọng tạo tinh thần hăng hái tham gia học tập, thực hiện pháp luật lao động của các bên, giúp hạn chế được vi phạm HĐLĐ. Khuyến khích thực hiện pháp luật lao động là việc thực hiện những công việc như: khen thưởng những cá nhân/tổ chức thường xuyên thực hiện tốt, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động; tặng bằng khen cho các cơ quan tổ chức, cho các cá nhân trong các phong trào thi đua. Có thể nói biện pháp này sẽ giúp mà người dân hứng khởi hơn trong việc thực hiện pháp luật về lao động.
Bên cạnh đó cần phải nâng cao nhận thức cho chính người lao động nhằm bảo vệ chính quyền lợi của họ. Tại các địa phương cần xây dựng được chương trình định hướng, tuyên truyền về pháp luật lao động cho NLĐ. Với đối tượng người lao động hết sức đa dạng về trình độ, nhận thức khơng đồng đều. Do đó việc tun truyền, phổ biến quy định về pháp luật lao động sẽ phải dựa trên từng đối tượng, đơn vị, hồn cạnh cụ thể nhất định, để có thể đề ra được nội dung và hình thức giáo tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp.
Đối với công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật lao động thì cần tận dụng phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng đối. Bởi, đối với đa số các tầng lớp xã hội, không phải ai cũng có các điều kiện đi học luật, mà nhu cầu hiểu biết pháp luật ở họ thì vẫn có. Do đó, phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ là biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở các đối tượng này.
Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng có thể đưa đến cho đông đảo công chúng các thông tin, kiến thức pháp luật một cách nhanh chóng nhất, cập nhật nhất, rộng rãi nhất và phù hợp nhất với nhiều đối tượng xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng cần mở thêm các chuyên mục mới về phổ biến, giáo dục pháp luật lao động với thời lượng dài hơn, thông tin đa dạng, phong phú hơn và hình thức thể hiện hấp dẫn hơn để thu hút người dân bởi quan hệ lao động là quan hệ hết sức phổ biến trong xã hội và nếu nắm rõ được các quy định của pháp luật về lao động sẽ giúp người dân hạn chế vi phạm pháp luật lao động nói chung và vi phạm HĐLĐ nói riêng.
- Tăng cường vai trị, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật lao động.
Chủ thể của hoạt động thực hiện pháp luật lao động không chỉ là từng cá nhân, các tầng lớp xã hội, mà nó cịn là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động thì bên cạnh việc nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật lao động, ý thức pháp luật lao động trong các tầng lớp nhân dân, còn rất cần thiết phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật lao động. Nhìn chung nếu NLĐ và NSDLĐ được giáo dục, tuyên truyền về pháp luật lao động thì đại đa số mọi người có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm chỉnh trong việc thực hiện pháp luật vi phạm HĐLĐ. Tuy nhiên, những khuyết điểm, sai phạm xảy ra trong hoạt động thực hiện pháp luật vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Có tình trạng này là do nhiều lúc, nhiều nơi, các cơ quan chức năng của nhà nước cịn xem nhẹ, bng lỏng vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực lao động, chưa phát huy hết vai trị, chức năng quản lý của mình, cụ thể là trong xử lý vi phạm HĐLĐ.
Đây là một nguyên nhân cơ bản làm giảm sút hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trị, trách nhiệm
của mình trong việc quản lý các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, cần phát hiện nhanh chóng và xử lý triệt để các vi phạm.