Trong quá trình giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH chung linh hà nội (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VI PHẠM

3.2.1. Trong quá trình giao kết hợp đồng

- Thứ nhất, cần quy định cụ thể ai là người có thẩm quyền thay mặt doanh nghiệp giao kết HĐLĐ với NLĐ và quy định mức xử phạt trong trường hợp giao kết HĐLĐ khơng đúng thẩm quyền

Trong q trình giao kết hợp đồng thì việc quy định thẩm quyền người đại diện của phía NSDLĐ (đại diện cho doanh nghiệp) được phép ký HĐLĐ với NLĐ, để tránh trường hợp HĐLĐ bị ký sai thẩm quyền, tuyển dụng nhân sự không thực sự theo nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó cần quy định cụ thể tại BLLĐ ai là người đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã để ký kết hợp đồng lao động để đảm bảo sự rõ ràng và thống nhất trong thực hiện.

Bên cạnh đó đối với hành vi vi phạm về thẩm quyền kí kết HĐLĐ của NSDLĐ theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì lại khơng có quy định xử phạt với hành vi này và quy định HĐLĐ sẽ vô hiệu nếu bị ký kết sai thẩm quyền (theo BLLĐ). Vậy nên việc ban hành hình thức xử phạt đối với bên cố tình ký hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền là việc hết sức cần thiết.

- Thứ hai, quy định chế tài đối với việc cung cấp thơng tin chính xác khi giao kết hợp đồng

Tiếp theo là việc cung cấp thơng tin khơng chính xác khi giao kết hợp đồng lao động. Việc cung cấp thơng tin chính xác giúp đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động để họ biết một cách rõ ràng nhất các thông tin cần thiết của bên kia, giúp các bên có liên quan có khả năng đưa ra quyết định có giao kết hợp đồng hay khơng; sau đó, tạo thuận lợi cho q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi đã giao kết hợp đồng. Việc cung cấp thông tin của hai bên đảm

bảo cho phía bên kia biết được các thơng tin cơ bản nhất để người lao động xem xét xem người sử dụng lao động có đáp ứng được các yêu cầu của người lao động hay không, đặc biệt là về vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc cũng như để người sử dụng lao động đánh giá các điều kiện của người lao động có đáp ứng được các điều kiện mà người sử dụng lao động đặt ra khi tuyển dụng hay không. Điều này sẽ đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng sau này đúng theo nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực”.

Trên thực tế tồn tại tình trạng người lao động lừa dối doanh nghiệp bằng việc cung cấp thông tin, văn bằng, chứng chỉ giả mạo khi tuyển dụng, hoặc ngược lại người sử dụng lao động cung cấp những thông tin sai sự thật về công việc, mức lương…để người lao động ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên khi HĐLĐ được ký kết với những nội dung khơng trung thực thì khơng hề có quy định về hậu quả pháp lý đối với trường hợp trên. Đây cũng không phải là căn cứ khiến cho hợp đồng trở nên vô hiệu theo quy định của BLLĐ 2012. Do đó theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì cũng khơng có quy định về xử lý vi phạm khi cung cấp thơng tin khơng chính xác. Đây là hành vi vi phạm HĐLĐ trong quá trình giao kết hợp đồng lao động cần phải được quy định trong BLLĐ và các văn bản dưới luật khác trong tương lai, đặc biệt là quy định về các hình thức xử lý khi vi phạm bởi đây là hành vi diễn ra rất phổ biến trong quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH chung linh hà nội (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)