Giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH chung linh hà nội (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VI PHẠM

1.5. Nội dung pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vi phạm hợp đồng lao động

1.5.5. Giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng lao động

Tranh chấp lao động được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Khái niệm này cũng được quy định khá rõ ràng tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012.

Đối tượng của tranh chấp lao động là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong QHLĐ. Tranh chấp không liên quan đến các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động QHLĐ thì khơng phải là TCLĐ. Tranh chấp lao động nếu chỉ phát sinh giữa một người lao động và người sử dụng lao động (đối tượng tranh chấp là quyền, nghĩa vụ, lợi ích chỉ liên quan đến một cá nhân người lao động) thì tranh chấp đó đơn thuần là tranh chấp cá nhân. Trong tranh chấp lao động cá nhân, sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở mức độ hạn chế nên thường được xem là ít nghiêm trọng. Nhưng nếu trong một thời điểm, có nhiều người lao động cùng tranh chấp với người sử dụng lao động, những tranh chấp đó lại cùng nội dung và nhất là khi những người lao động này cùng liên kết với nhau thành một tổ chức thống nhất

để đấu tranh địi quyền lợi chung thì những tranh chấp lao động đó đã mang tính tập thể. Mức độ ảnh hưởng của tranh chấp tập thể tuỳ thuộc vào phạm vi xảy ra tranh chấp. Tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân, gia đình người lao động, nhiều khi cịn tác động đến an ninh cơng cộng.

Mọi tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp do vi phạm hợp đồng lao động nói riêng đều dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động. Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hịa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH (Thông tư hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động) thì:

- Hội đồng hồ giải lao động cơ sở có nhiệm vụ hồ giải các tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là một tổ chức do NSDLĐ ra quyết định thành lập (bắt buộc) tại các doanh nghiệp có Cơng đồn.

- Hồ giải viên lao động có nhiệm vụ hồ giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở những đơn vị sử dụng lao động không phải là doanh nghiệp, doanh nghiệp khơng có hoặc chưa thành lập Hội đồng hồ giải lao động cơ sở. Ngoài ra, Hồ giải viên lao động cịn có nhiệm vụ hồ giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân về kỉ luật sa thải, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại, về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp về bảo hiểm xã hội và tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi khi các bên có u cầu

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp

lao động tập thể về việc NSDLĐ không thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doan nghiệp (Tranh chấp lao động tập thể về quyền). Mà khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp sau khi đã được Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động hồ giải nhưng khơng thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hồ giải viên lao động khơng tiến hành hoà giải.

- Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích hay các tranh chấp lao động tập thể (về quyền và về lợi ích) xảy ra tại các doanh nghiệp khơng được đình cơng khi các bên có đơn yêu cầu.

- Tồ án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân xảy ra trên địa bàn quận, huyện…sau khi hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động hồ giải nhưng khơng thành hoặc đã hết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hoà giải viên lao động khơng tiến hành hồ giải; tranh chấp lao động cá nhân về kỉ luật sa thải, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động...

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm và thời hiệu u cầu Tồ án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Cịn đối với thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Khi tranh chấp lao động xảy ra, quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ , người lao động có thể bị mất việc làm , mất thu nhập , mất nguồn đảm bảo cuộc sống thường xuyên cho bản thân và gia đình nên đời sống của họ trực tiếp bị ảnh hưởng . Người sử dụng lao động và cả người lao động sẽ phải tốn thời gian, cơng sức vào q trình giải quyết tranh chấp nên có thể việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn, là khi tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở những doanh nghiệp thiết yếu của nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phịng, trong một ngành hoặc một địa phương, thì cịn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và đời sống xã hội trong cả một khu vực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế. Nếu khơng giải quyết kịp thời, những tranh chấp đó có thể ảnh hưởng tới an ninh cơng cộng và đời sống chính trị xã hội của quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về vi phạm hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH chung linh hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)