Khái niệm, hình thức, chức năng và vai trị của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ CỦA NGÂN

1.1.2. Khái niệm, hình thức, chức năng và vai trị của các tổ chức tín dụng

1.1.2.1. Khái niệm

Theo Luật các TCTD năm 2010 “TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một

số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và QTDND”. Như vậy, TCTD có các dấu hiệu

đặc trưng:

- Thứ nhất, TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật

Các TCTD và những quy định khác của pháp luật.

- Thứ hai, nội dung hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh tiền tệ, làm

dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là thực hiện hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng và thực hiện hoạt động thanh tốn

1.1.2.2. Hình thức

Căn cứ vào định nghĩa, những đặc điểm cơ bản của một TCTD bao gồm: - TCTD là một doanh nghiệp: TCTD hội đủ các điều kiện của một doanh nghiệp (có tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch, đăng ký kinh doanh...)

- TCTD là một pháp nhân: theo qui định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam thì TCTD được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ cấu chặc chẽ; tài sản độc lập; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Đồng thời, các TCTD chỉ được thành lập và hoạt động dưới các hình thức pháp lý: TCTD cổ phần, TCTD nhà nước, TCTD hợp tác, TCTD có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đây là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vừa phải được thành lập và hoạt động tuân theo Luật các TCTD vừa tuân theo những quy định pháp luật khác như Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã,…tùy thuộc vào các loại hình TCTD khác nhau.

- TCTD là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động kinh doanh thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp, đem lại thu nhập chính là hoạt động ngân hàng. Các TCTD hoạt động kinh doanh theo phương thức nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.

- TCTD là doanh nghiệp chịu sự quản lý của NHNN thể hiện qua việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, trừ trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định theo Luật NHNN.

Loại hình TCTD gồm: Ngân hàng là loại hình TCTD có thể thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng; TCTD phi ngân hàng thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng; QTDND là TCTD do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng.

- TCTD là ngân hàng bao gồm những loại hình ngân hàng sau:

+ Ngân hàng thương mại: Chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận.

+ Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển: Cung cấp các nghiệp vụ tín dụng trung, dài hạn và các nghiệp vụ tài chính, dịch vụ có liên quan đến đầu tư.

+ Ngân hàng chính sách: là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập với mục tiêu là thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao để thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước

+ Ngân hàng hợp tác: do các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự nguyện thành lập, hoạt động vì mục tiêu phát triển chung, lợi nhuận khơng phải là mục tiêu chính. Ngân hàng hợp tác chủ yếu cấp tín dụng cho những thành viên, rất hạn chế việc cho vay đối với những chủ thể không phải là thành viên.

+ Ngân hàng liên doanh: được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Mục tiêu hoạt động là tìm kiếm lợi nhuận.

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là một bộ phận phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài được NHNN cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, vì thế nó khơng có tư cách pháp nhân, chỉ hoạt động theo cơ chế ủy quyền.

+ Văn phịng đại diện của TCTD ở nước ngồi: là một bộ phận của TCTD ở nước ngoài đặt tại Việt Nam theo giấy phép mở văn phòng đại diện do NHNN cấp.

- TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh tốn.

+ Cơng ty tài chính: sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật nhưng không được làm dịch vụ thanh tốn, khơng được nhận tiền gửi dưới 1 năm và tiền gửi không kỳ hạn.

+ Cơng ty cho th tài chính: hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê.

- Các QTDND: là do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống

1.1.2.3. Chức năng

TCTD có bốn chức năng cơ bản: Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội; Chức năng trung gian tín dụng; Chức năng trung gian thanh tốn và chức năng tạo tiền

- Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội

Chức năng này hình thành từ khi TCTD còn sơ khai, các TCTD nhận tiền gửi, giữ tiền, đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của khách hàng, nó đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản và ngày nay khách hàng còn thu được một khoản lợi tức từ ngân hàng vì lợi ích của cả hai phía khách hàng và ngân hàng. Chức năng này là cơ sở để các TCTD thực hiện chức năng trung gian thanh toán và tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho TCTD thực hiện chức năng trung gian tín dụng.

- Chức năng trung gian tín dụng

Thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, các TCTD thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội và làm cầu nối cho người có nhu cầu về vốn, điều này xuất phát từ lợi ích của người gửi tiền, người đi vay và cho chính các TCTD. Khi thực hiện chức năng này, các TCTD đóng vai trị quan trọng trong việc điều hòa tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền và kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu về vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất, biến vốn nhàn rỗi khơng hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích q trình ln chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Phần lớn các khoản chi trả về hàng hóa và dịch vụ của xã hội đều thực hiện qua ngân hàng với các hình thức thanh tốn thích hợp, thủ tục đơn giản và ngày càng tiên tiến. Nhờ tập trung vào công việc thanh tốn của tồn xã hội vào ngân hàng nên việc giao lưu hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng, an tồn và tiết kiệm hơn. Nó góp phần đẩy nhanh lưu chuyển tiền tệ, giảm thiểu chi phí, làm tăng nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình sản xuất xã hội.

- Chức năng tạo tiền

Các TCTD có thể “tạo tiền” bằng cách chuyển khoản hay bút tệ để thay thế cho tiền mặt, từ một khoản tiền gửi ban đầu sẽ tăng lên gấp bội thông qua cho vay trong hệ thống TCTD. Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào lượng tiền NHTW mới bơm thêm và hệ số mở rộng tiền gửi của các TCTD. Hệ số mở rộng tiền gửi này lại chịu tác động bởi các yếu tố là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán. Cơ chế tạo tiền cho thấy quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thơng tiền tệ vì việc mở rộng khối lượng tín dụng đồng nghĩa với việc tăng lượng tiền cung ứng.

1.1.2.4. Vai trò

TCTD có hai vai trị cơ bản gồm vai trị cơng cụ thúc đẩy phát triển sản xuất lưu thơng hàng hóa và vai trị cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ của NHTW

- Công cụ thúc đẩy phát triển sản xuất lưu thơng hàng hóa

Các TCTD với các chức năng của mình đã thực hiện huy động nguồn lực nhàn rỗi vào quá trình sản xuất, chuyển từ nơi chưa sử dụng, cịn tiềm tàng vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống xã hội. Quá trình tập trung nguồn lực sản xuất, phân bố hợp lý các nguồn lực sản xuất và thông qua các nghiệp vụ thanh tốn, tín dụng, các TCTD đã hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời các TCTD cùng giám sát được các hoạt động kinh tế, góp phần tạo mơi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, tạo ra sự ổn định trong đời sống kinh tế xã hội

- Cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ của NHTW

Để thực hiện CSTT, NHTW phải sử dụng các công cụ để điều tiết các lượng tiền trong lưu thông và các TCTD là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp từ những công cụ này, đồng thời các TCTD đóng vai trị cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của CSTT đến nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh của các TCTD gắn liền với hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Ngược lại,thông qua các TCTD,

hoạt động của nền kinh tế được phản hồi về NHTW để Chính phủ và NHTW có những chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể, đảm bảo thực thi CSTT hiệu quả nhất.

1.1.3 Sự cần thiết của quản lý của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, đó là một ngành kinh doanh đặc thủ trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các TCTD có ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực khác trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Bởi do ngân hàng là chiếc cầu nối giữa người gửi tiền và người cần vay vốn, quan hệ đó rất quan trọng và gắn bó chặt chẽ với nhau.

Xét về phương diện tài chính quốc gia, TCTD chính là một khâu trọng yếu. Vì vậy, khi một TCTD mất ổn định sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác trong toàn bộ hệ thống tài chính.

Xét về phương diện kinh doanh, hoạt động ngân hàng có những đặc thù khác biệt, khác hẳn các ngành nghề khác vì đó là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc gia, hoạt động của các TCTD càng ngày càng được mở rộng và phát triển cả về mặt quy mơ và tính phức tạp. Bên cạnh đó, q trình quốc tế hóa dẫn đến sự xâm nhập ngày càng sâu rộng giữa các thị trường tài chính quốc gia với thị trường tài chính khu vực và quốc tế, góp phần tạo nên những rủi ro mới trong hoạt động của mỗi TCTD và hệ thống TCTD, cũng như làm lan rộng và tăng cường các rủi ro vốn có trước đây.

Như vậy, khu vực ngân hàng càng phát triển, càng có khả năng đóng góp cho nền kinh tế, thì ngược lại những yếu kém, sụp đổ trong khu vực này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực càng lớn lên toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội thậm chí là cả chính trị và cái giá phải trả là rất đắt khơng chỉ trên phạm vi quốc gia mà cịn trên phạm vi quốc tế. Chính vì vậy, những yếu kém của từng TCTD, hệ thống TCTD cần được đặc biệt quan tâm, để đảm bảo hoạt động của từng TCTD nằm trong tầm kiểm sốt và những rủi ro của TCTD khơng dẫn đến hậu quả xấu cho bản thân TCTD đó, cho hệ thống TCTD, cũng như khơng gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Chính vì lẽ có mà hoạt động quản lý các TCTD rất quan trọng, góp phần đảm bảo an tồn cho hệ thống các TCTD, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)