Các TCTD được cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 54 - 69)

STT Tên tổ chức tín dụng Thời gian

thành lập

Số phòng giao dịch

Số máy ATM

1 Agribank Sơn La (gồm 10 CN huyện) 1988 11 27

2 BIDV Sơn La 1991 8 10

3 QTDND Phù Yên 1995 0 0

4 QTDND TT Nông trường Mộc Châu 1996 2 0

5 QTDND Chiềng Sơn 1996 0 0 6 QTDND Quyết Thắng 1998 1 0 7 NHCSXH tỉnh 2003 11 0 8 NH Phát triển Sơn La 2006 0 0 9 QTDND Hát Lót 2007 2 0 10 QTDND thị trấn Mộc Châu 2007 1 0 11 Vietinbank Sơn La 2008 3 8 12 AB bank Sơn La 2008 6 12 13 Tổ chức tài chính vi mô 2012 2 0 14 MB bank Sơn La 2015 1 4 15 QTDND Sông Mã 2016 0 0 16 QTDND Vân Hồ 2017 0 0 17 LienVietPostBank Sơn La 2017 0 1 18 SHB Sơn La 2018 0 1

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu các TCTD trên địa bàn của NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Sơn La

2.1.2.2 Một số kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2015-2019

- Thực hiện tốt các giải pháp mở rộng tín dụng, các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm sốt lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện CSTT quốc gia.

Trong những năm qua hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Sơn la đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, tăng cường kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế tập thể, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới…góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện CSTT quốc gia (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Sơn La (2015 – 2019) Năm/chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1. Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 21.246 25.147 30.557 35.380 35.842 2. Vốn huy động (tỷ đồng) 11.345 13.129 15.524 17.474 19.773 3. Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 20.080 24.357 29.466 33.968 38.325 4. Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,25 1,59 1,30 0,71 0,59

5. Kết quả kinh doanh 551 594 708 697 619

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Đến hết năm 2019, tổng nguồn vốn đạt 35.842 tỷ đồng, bằng 168,7% so với cuối năm 2015, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn (2015-2019) là 13,7%; vốn huy động đạt 19.773 tỷ đồng, bằng 174,29% so với cuối năm 2015; dư nợ cho vay đạt 38.325 tỷ đồng, bằng 190,86% so với năm 2015, chất lượng tín dụng thể hiện qua nợ xấu có diễn biến tăng giảm, xong xu hướng đang giảm dần, đến 31/12/2019 chỉ còn 0,59% so với thời điểm năm 2016 cao nhất 1,59%; kết quả kinh doanh ln duy trì ở mức ổn định, có tăng trưởng nhẹ, tính đến 21/12/2019 đạt 619 tỷ đồng, so với cuối năm 2015 tăng 112%. Kết quả này phản ảnh rõ nét hiệu quả công tác QLNN của Chi nhánh đối với hoạt động của các chi nhánh TCTD trên địa bàn.

- Thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và của cấp ủy, chính quyền tỉnh (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Một số dư nợ cho vay các chương trình chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Sơn La (2015 – 2019)

Năm/chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

1. Cho vay phục vụ phát triển

nông nghiệp, nông thôn 13.927 11.689 16.022 18.456 19.978

2. Cho vay kinh tế tập thể 10 32 38 28 28

3. Cho vay hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp 7.746 8.763 9.236 12.311 13.955

4. Cho vay các đối tượng

chính sách 2.603 3.107 3.531 3.959 4.349

5. Dư nợ cho vay chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

8.213 9.189 11.232 12.849 14.104

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Các TCTD trên địa bàn đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ và theo chỉ đạo của địa phương góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự, an ninh trên địa bàn tỉnh. Tính đến 31/12/2019, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ là 19.978 tỷ đồng, tăng 6.051 tỷ đồng (43,45%) so với cuối năm 2015; dư nợ cho vay lĩnh vực kinh tế tập thể 28 tỷ đồng, tăng 18 tỷ đồng (180%) so với cuối năm 2015; dư nợ hỗ trợ cho vay doanh nghiệp là 13.955 tỷ đồng, tăng 6.209 tỷ đồng (80,16%) so với cuối năm 2015; dư nợ cho vay các đối tượng chính sách đạt 4.349 tỷ đồng, tăng 1.746 tỷ đồng (67,1%) so với cuối năm 2015; dư nợ cho vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 14.104 tỷ đồng, tăng 5.891 tỷ đồng (71,73%) so với cuối năm 2015. NHNN chi nhánh đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo để các TCTD triển

khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đạt kết quả đáng ghi nhận.

- Hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng tại các TCTD trên địa bàn ổn định, thực hiện đúng quy định pháp luật.

Từ những kết quả trên phần nào chứng minh khả năng phát triển an toàn, bền vững của các TCTD và khẳng định vai trị của nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Bên cạnh những kết quả tích cực như tăng trưởng tốt, phát triển ổn định của một số TCTD trên địa bàn cịn có những tồn tại nhất định trong hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ dẫn đến nợ xấu tăng nhanh, hoạt động chưa hiệu quả của một số TCTD (Agribank Sơn La, BIDV Sơn La). Ngoài ra, việc phát triển mạng lưới các TCTD trên địa bàn ngày càng tăng đã địi hỏi cơng tác cơng tác quản lý của NHNN chi nhánh cần được tăng cường, sát sao và đổi mới có hiệu quả hơn nữa.

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN CHI NHÁNH TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2019

2.2.1 Quản lý của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tiền tệ

2.2.1.1. Thực hiện chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Thống đốc

- Thực hiện mục tiêu CSTT

NHNN chi nhánh triển khai một cách triệt để theo chỉ đạo của NHNN để thực hiện các giải pháp điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng phối hợp hài hồ với chính sách tài khố và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối giai đoạn 2015-2019. Cụ thể gồm:

+ Thực hiện các giải pháp quản lý ngoại tệ, hoạt đông kinh doanh vàng ổn định để tiếp tục giảm tình trạng đơ la hóa, vàng hóa tại địa phương; hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ, găm hàng ngoại tệ, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ; củng cố lòng tin của dân chúng vào VND, doanh nghiệp và người dân tăng cường bán ngoại tệ cho hệ thống TCTD; không để phát sinh hiện tượng bn bán vàng lậu, vàng khơng có nguồn gốc, vàng giả, vàng kém chất lượng. Tỷ giá và thị trường ngoại hối có diễn biến tích cực và tương đối ổn định (năm 2016 tỷ giá tăng khoảng 1,2%; năm 2017 giảm khoảng 0,2% và 2018 tăng khoảng 1,8%).

+ Chi nhánh chủ động nghiên cứu, hướng dẫn các TCTD trên địa bàn thực hiện đầy đủ, kịp thời các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội địa phương theo đúng chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố; Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, Thống đốc NHNN các biện pháp quản lý hoạt động của TCTD, về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những bất cập của cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế; Tăng cường phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn của Chính phủ; Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương tuyên truyền, giải thích cho người dân về tác hại của tín dụng đen, đồng thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp ngăn chặn, hạn chế hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi góp phần bảo đảm an ninh, an tồn xã hội tại địa phương; Đầu mối gắn kết chặt chẽ với các TCTD trên địa bàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành Ngân hàng ở địa phương. Chủ trì tổ chức làm việc với TCTD để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về hoạt động tiền tệ ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Chú trọng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

+ Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng tín dụng theo định hướng từng năm của NHNN, đồng thời tăng trưởng phải đi đơi với an tồn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý, gắn với chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh. Tập trung nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (Gồm 05 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp phụ trợ; DNNVV; công nghệ cao).

qua nợ xấu từng bước được kiểm soát, thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo, các hệ số an toàn được cải thiện.

- Điều hành công cụ CSTT trên địa bàn

Chi nhánh điều hành lãi suất theo chính sách của NHNN, gồm huy động và cho vay với lãi suất quy định, niêm yết công khai. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của khách hàng lớn trong khi điều kiện vay vốn khó đáp ứng được.

2.2.1.2. Quản lý về công tác tiền tệ kho quỹ

- Thực hiện công tác phát hành, cung ứng tiền mặt

Chi nhánh thực hiện một phần trong quy trình phát hành tiền, đó là cơ cấu các mệnh giá ra lưu thông, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tiền mặt ra lưu thông; chỉ đạo các TCTD thu đổi cho các tổ chức, cá nhân tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Những năm qua, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng liên tục tăng (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5 Thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng (2015 – 2019)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng thu tiền mặt (tỷ đồng) 5.941 7.162 8.262 8.990 10.386 Tổng chi tiền mặt (tỷ đồng) 6.956 7.899 8.560 10.455 11.447 Bội chi (-)/Bội thu (+) (Tỷ đồng) -1.015 -737 -2.846 -1.465 -1.061

Tốc độ tăng thu tiền mặt (%) - 20,56 15,5 7,73 15,53

Tốc độ tăng chi tiền mặt (%) - 13,57 13,9 5,56 9,49

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Tình trạng bội chi với số lượng tiền trên ngàn tỷ đồng làm áp lực công tác kho quỹ nặng nề bởi biên chế làm công tác này chỉ từ 5 – 6 công chức. Trong 5 năm tốc độ tăng thu và chi tiền mặt đều tăng, nguyên nhân khối lượng tiền mặt tăng vì các ngân hàng có định mức tồn quỹ thấp, đa phần khách hàng chưa sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong giao dịch.

Trong cơ cấu tiền ra lưu thông, Chi nhánh chủ trương cơ cấu đầy đủ mệnh giá, đặc biệt tiền mệnh giá nhỏ từ 20.000đ trở xuống nhưng khi chi ra thì chính loại tiền này quay về quỹ Chi nhánh, nhất là đối với loại tiền cotton mệnh giá 5.000đ trở xuống. Đối với máy ATM, chương trình khơng cho phép các loại tiền mệnh giá nhỏ 5.000đ trở xuống, cịn các mệnh giá 10.000đ, 20.000đ ít được các chi nhánh TCTD

cơ cấu vào (hiện nay chỉ có ATM của Agribank mới cơ cấu khay tiền mệnh giá 10.000đ, 20.000đ). Nhìn chung cơng tác cơ cấu tiền nhỏ ra lưu thông không đáp ứng yêu cầu khi mà trên địa bàn có sự khan hiếm tiền nhỏ trong giao dịch, nhất là địa bàn huyện.

- Đảm bảo an toàn kho quỹ, đảm bảo an ninh và bảo vệ tài sản do ngành ngân hàng quản lý và bảo quản

Từ 2015 – 2019, Chi nhánh đã kiểm tra 15 đơn vị về an toàn kho quỹ và kỹ thuật kho tiền, bình quân 3 đơn vị hàng năm, qua đó đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đồng thời có 75 kiến nghị… phối hợp với Cơng an tỉnh trong chỉ đạo các ngân hàng xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan, phương án bảo vệ mục tiêu. Tổ chức luyện tập, diễn tập bảo vệ mục tiêu đồng thời với cơng tác phịng cháy chữa cháy.

Chi nhánh thường xuyên hướng dẫn và kiểm tra các chi nhánh TCTD về công tác vận chuyển hàng đặc biệt nên chưa có vụ việc mất an toàn xảy ra. Tuy nhiên, do hệ thống các phòng giao dịch và chi nhánh NHTM xa lên đến hàng trăm kilomet trong khi định mức tồn quỹ ít từ 0,5 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng nên phải điều chuyển tiếp quỹ liên tục, có đơn vị mỗi ngày đến 4 – 5 chuyến hàng, dẫn đến nguy cơ mất an toàn trên đường vận chuyển.

- Đấu tranh, ngăn ngừa và chống tiền giả

Chi nhánh tích cực tuyên truyền các yếu tố chống giả các loại tiền giả, thường xuyên cảnh báo về hiện tượng tiền giả giúp người dân nâng cao hiểu biết, cách nhận biết khi sử dụng tiền Việt Nam. Chỉ đạo các chi nhánh TCTD về phòng chống, ngăn ngừa tiền giả lọt vào kho quỹ ngân hàng nên số vụ việc phát hiện sử dụng tiền giả ngày càng tăng mặc dù tội phạm tiền giả có những hành vi tiêu thụ tiền hết sức tinh vi và nhiều loại tiền siêu giả (xem biểu 2.1).

0 100 200 300 400 Tiền Polymer 189 223 253 275 304 Tiền Cotton 12 10 5 0 0 Tổng số tờ 201 233 258 275 304 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Biểu 2.1. Tiền giả thu được qua kho quỹ ngân hàng (2015 – 2019)

Các thủ quỹ, kiểm ngân giao dịch với khách hàng còn chưa tuân thủ quy định, thường bỏ qua quy trình kiểm tra do khối lượng tiền mặt thu chi lớn, phương tiện lạc hậu không phát hiện được loại tiền polymer siêu giả hoặc là đã phát hiện tiền giả nhưng trả lại cho khách hàng. Các đối tượng sử dụng tiền giả lại thường tiêu thụ ở những vùng sâu, vùng xa, gần biên giới, nơi bà con dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có ít nguy cơ bị phát hiện nên gây ra khơng ít khó khăn. Chi nhánh đã tổ chức ký Quy chế phối hợp giữa NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La, Công an tỉnh và Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La trong phòng chống các hoạt động phạm tội về tiền giả: Luôn cung cấp thông tin cho Công an tỉnh loại tiền giả seri mới phát, thống kê khu vực phát hiện nhiều tiền giả để khoanh vùng đối tượng, thống kê seri tiền giả... nên đã phát hiện và bắt giữ nhiều đối tượng vận chuyển, tàng trữ và lưu hành tiền giả.

2.2.2 Quản lý về hoạt động ngân hàng

2.2.2.1. Công tác tổ chức

Nhiệm vụ quản lý tổ chức cán bộ tại Chi nhánh từng bước thu gọn lại, hiện tại chỉ chấp thuận dự kiến nhân sự QTDND trên địa bàn; có ý kiến đánh giá, nhận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)