Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối vớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối vớ

với các tổ chức tín dụng

Để đánh giá hiệu quả quản lý của NHNN đối với TCTD cần có các tiêu chí chủ yếu được sử dụng sau:

1.2.4.1. Tiêu chí về vị thế độc lập của Ngân hàng Nhà nước

Tiêu chí đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả trong quản lý TCTD phải nói đến là vị thế độc lập của NHNN trong quản lý. Xác định rõ ràng vị thế độc lập nhất định trong quản lý đối với TCTD trước hết là để NHNN trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc quản lý của mình; đồng thời để giảm tối đa sự can thiệp mang tính chất chính

trị vào hoạt động quản lý của NHNN. Vị thế độc lập nhất định của NHNN là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đối với các TCTD. Vị thế độc lập của NHNN được xác định trên cơ sở các đặc điểm sau: NHNN cần có đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; quy định rõ trách nhiệm quản lý của NHNN; NHNN cần có vị thế độc lập nhất định trong hoạt động quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; hoạt động quản lý của NHNN theo quy trình nhất quán và rõ ràng…

1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý các TCTD

Để định hướng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý các TCTD, thì điều kiện tiên quyết là NHNN cần xác định rõ ràng các mục tiêu trong quản lý các TCTD. Mục tiêu được xác định đúng đắn sẽ quyết định chính sách được xây dựng và thực hiện. Thực tiễn quản lý của NHNN đối với các TCTD cho thấy mục tiêu quản lý được xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hướng chính sách quản lý ln hướng đến mục tiêu đã định.

1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá phương thức quản lý các TCTD

Việc xác định các tiêu chí đánh giá phương thức quản lý các TCTD tập trung vào các cơng cụ chính sách mà NHNN sử dụng để thực hiện quản lý, điều tiết các TCTD nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Các cơng cụ chính sách đó chính là các quyền cơ bản của NHNN đối với các TCTD, bao gồm: Quyền cấp phép; quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; quyền thực thi pháp luật; thực hiện CSTT quốc gia trên cơ sở uỷ quyền và chỉ đạo của Chính phủ trong việc điều tiết tiền tệ và hoạt động của các TCTD… Các quyền trên giúp cho NHNN khi thực hiện quản lý đối với các TCTD có các thẩm quyền cần thiết trong kiểm tra, thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

1.2.4.4. Tiêu chí đánh giá sự phối kết hợp của Ngân hàng nhà nước với các cơ quan quản lý có liên quan trong hoạt động quản lý đối với các TCTD

Nếu các cơ quan quản lý ở trong nước khơng có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý giám sát, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của NHNN đối với các TCTD. Quản lý, giám sát của các cơ quan cần phải có sự phối kết hợp chặt

chẽ, linh hoạt và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng dịch vụ tài chính - ngân hàng. Cơ quan quản lý đầu ngành là NHNN cần trang bị nhiều kỹ năng mới nhằm đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc về quản lý rủi ro và chấp hành các quy định an toàn của các TCTD.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)