Nội dung quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 32 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nội dung quản lý

1.2.1.1. Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ

Có hai nội dung chính trong QLNN về tiền tệ là: Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và QLNN về hoạt động phát hành tiền giấy, tiền kim loại

- Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

CSTT là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Luật NHNN 2010 quy định: Thống đốc “quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ”. Các cơng cụ đó gồm cơng cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và một số công cụ, biện pháp khác. Tại NHNN chi nhánh tỉnh sẽ thực hiện các chỉ đạo của Thống đốc, triển khai đến các TCTD trên địa bàn về việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- QLNN về hoạt động phát hành tiền giấy, tiền kim loại

NHNN là cơ quan duy nhất và trực tiếp thực hiện và QLNN về hoạt động phát hành bao gồm: Thiết kế, in và đúc tiền; bảo quản và vận chuyển tiền; phát hành tiền vào lưu thông; xử lý tiền rách nát, hư hỏng; thu hồi và thay thế tiền; quản lý tiền mẫu và tiền lưu niệm. Với vai trò độc quyền phát hành tiền, NHNN được giao trách nhiệm ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền và quản lý các hành vi bị cấm. Tại NHNN chi nhánh cấp tỉnh chỉ thực hiện một số nội dung như sau:

+ Bảo quản và vận chuyển tiền

NHNN kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn kho tiền trước và trong quá trình hoạt động của các TCTD, phương án bảo vệ kho tiền; việc sắp xếp bảo quản hàng đặc biệt trong kho tiền, kho quỹ; công tác vận chuyển hàng đặc biệt… nhằm mục đích đảm bảo an tồn hoạt động của các TCTD trên địa bàn, không để xảy ra thất thoát tài sản do ngành ngân hàng quản lý và bảo quản.

+ Cung ứng và thu hồi tiền

NHNN cung ứng tiền cho các TCTD đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế, đảm bảo cơ cấu các loại tiền trong lưu thông; Quản lý tiền mẫu và tiền lưu niệm; Hướng dẫn các TCTD thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thơng, tiền đình chỉ lưu hành

đối với khách hàng; Tổ chức và hướng dẫn công tác giao nhận tiền mặt, công tác tổ chức phân loại tiền của các TCTD.

+ Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ kho quỹ

Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ kho quỹ nhằm đảm bảo các TCTD thực hiện đúng các quy trình như quy trình ra vào kho, các quy định về bảo quản chìa khóa kho, két sắt, cơng tác ủy quyền, bàn giao… để an toàn kho quỹ và an toàn trong thu chi.

+ Quản lý các hành vi bị cấm do ảnh hưởng đến nghiệp vụ phát hành của NHTW

NHNN được quản lý các hành vi bị cấm do ảnh hưởng đến nghiệp vụ phát hành bao gồm làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ và lưu hành tiền giả; Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật; Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành do NHNN phát hành và đối với các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

1.2.1.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động Ngân hàng

- Tổ chức và hoạt động ngân hàng + Về công tác tổ chức cán bộ các TCTD

Quá trình chuyển hệ thống ngân hàng thành hai cấp, NHNN đã thay đổi cách quản lý, trước đây NHNN quản lý tồn bộ cơng tác tổ chức cán bộ của các TCTD thì hiện nay chỉ quản lý cán bộ có chức danh từ Giám đốc và tương đương trở lên đối với các NHTM Nhà nước (gồm các NHTM chuyển đổi sang mơ hình cổ phần). Riêng các QTDND, NHNN quản lý các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát, Giám đốc.

+ Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, hoạt động mua bán, sáp nhập các TCTD

NHNN thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các TCTD, xem xét hồ sơ về các điều kiện đối với việc thành lập ngân hàng, mở chi nhánh, chủ trương QTDND sau khi được phê duyệt của NHNN thì ngân hàng, chi nhánh, QTDND mới được phép hoạt động.

+ Về giám sát đặc biệt và kiểm soát đặc biệt

Kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh tốn. Trong trường hợp đó Thống đốc lập một Ban kiểm soát đặc biệt, thời hạn

kiểm soát đặc biệt (2 năm) và cử cán bộ TCTD khác, TCTD đó tham gia vào Ban kiểm sốt đặc biệt để xử lý. Thơng thường Ban kiểm sốt đặc biệt có sự tham gia của NHNN tỉnh – đơn vị trực tiếp quản lý ở địa phương.

- Nội dung QLNN về hoạt động ngân hàng + QLNN về hoạt động nhận tiền gửi

Hoạt động nhận tiền gửi là một trong ba nội dung thuộc lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, trong nền kinh tế thị trường nguồn vốn cấp phát khơng cịn như tín dụng Nhà nước. Các TCTD phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, trong dân cư và vay của các TCTD, NHNN. NHNN điều chỉnh bằng các chế tài, các công cụ như lãi suất, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường để điều tiết tăng trưởng nguồn vốn tín dụng. Hiện nay, NHNN điều hành hoạt động nhận tiền gửi của các TCTD thông qua cơng cụ chính là lãi suất huy động qua các hình thức huy động bằng VND, bằng ngoại tệ hay bằng vàng. NHNN QLNN đối với hoạt động này ở các nội dung sau:

Quản lý cơ cấu nguồn vốn huy động

Theo đối tượng huy động, bao gồm tiền gửi các các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư hoặc theo loại tiền gửi VND, ngoại tệ hay vàng. Việc quản lý này nhằm mục đích đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và của Ngành.

Bảo đảm tiền gửi của khách hàng

NHNN quy định thực hiện chi trả lãi và tạo điều kiện nộp rút tiền mặt, bảo mật thông tin tiền gửi của khách hàng, thực hiện bảo hiểm tiền gửi… nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

+ QLNN của NHNN về hoạt động cấp tín dụng

Tỷ lệ cấp tín dụng

NHNN với chức năng QLNN về hoạt động ngân hàng thông qua hệ thống các TCTD xây dựng tỷ lệ tăng trưởng hợp lý đối với từng TCTD. Mặc dù điều này phụ thuộc rất nhiều vào TCTD trung ương nhưng vai trò của NHNN là rất quan trọng trong việc định hướng, lập kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các TCTD.

Cơ cấu tín dụng

NHNN thực hiện QLNN về cơ cấu tín dụng nhằm ưu tiên phát triển các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế địa phương theo chủ trương của chính quyền địa phương. Với vai trị của mình, NHNN tổ chức điều hành tín dụng theo hướng tập

trung vốn ở ngành, lĩnh vực kinh tế như ưu tiên sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp, nông thôn… bằng cách chỉ đạo các TCTD tập trung tín dụng ở những ngành, nghề nhất định trên cơ sở đề nghị Hội sở TCTD điều chỉnh về chính sách phát triển tín dụng tại địa phương.

Đảm bảo an tồn hoạt động và phát triển của các TCTD

NHNN tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tín dụng rất chặt chẽ như các quy định về an toàn hoạt động của các TCTD như quy định giao dịch bảo đảm, các tỷ lệ an toàn hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phịng, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn, mua cổ phần…nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

QLNN về thơng tin tín dụng của NHNN đối với TCTD

NHNN có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thơng tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu QLNN của NHNN, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng cho các TCTD, tổ chức khác và cá nhân (thông qua Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc Gia – CIC).

Theo quy định, NHNN thực hiện đối chiếu thơng tin tín dụng của các TCTD đã cập nhật trên website CIC bao gồm: Tổng dư nợ tại CIC với bảng cân đối của các TCTD; Danh sách khách hàng thiếu hồ sơ pháp lý tại CIC với hồ sơ của các TCTD. NHNN đôn đốc, kiểm tra các TCTD, chi nhánh TCTD thực hiện báo cáo thơng tin tín dụng theo thời gian quy định.

+ QLNN về cung ứng dịch vụ thanh toán

NHNN mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho các TCTD. NHNN thực hiện các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống chuyển tiền điện tử NHNN. Đồng thời, NHNN quản lý các phương tiện thanh toán gồm tiền mặt, uỷ nhiệm chi - chuyển tiền (lệnh chi), uỷ nhiệm thu (nhờ thu), sec, máy ATM/POS của các TCTD.

1.2.1.3. Quản lý về hoạt động ngoại hối

- Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối

Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối thực hiện theo Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 ban hành Pháp lệnh Ngoại hối, theo đó NHNN chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo. NHNN QLNN về:

NHNN quản lý các giao dịch vãng lai ở nhiều nội dung cụ thể, gồm: Cấp phép mua bán và thu đổi ngoại tệ; Cấp Giấy xác nhận mang ngoại tệ mặt khi xuất, nhập cảnh; Quản lý kiều hối; Thanh, kiểm tra việc giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ

+ Giao dịch vốn

NHNN chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ liên quan đến các hoạt động trên, xem xét đối với các giao dịch vốn gồm: đầu tư trực tiếp; đầu tư vào các giấy tờ có giá; Vay và trả nợ nước ngoài; Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài; Các hình thức đầu tư khác theo pháp luật.

- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Luật NHNN 2010 quy định QLNN về hoạt động kinh doanh vàng thuộc thẩm quyền NHNN nhưng theo các quy định hiện hành thì chỉ với hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; hoạt động sản xuất vàng miếng; hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD; quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước. Tất cả các hoạt động khác như mua bán, sản xuất, gia công hàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường đều được cấp phép từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố; Quản lý thị trường Bộ Công thương; xuất nhập khẩu qua Hải quan của Bộ tài chính; ...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)