Phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 36 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phương pháp quản lý

Với những nội dung quản lý cơ bản nêu trên thì NHNN sử dụng kết hợp các phương pháp để quản lý hoạt động của TCTD. Đó là tổng thể các cách thức tác động có kế hoạch và có chủ đích của NHNN lên các TCTD nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển. Chúng bao gồm:

Phương pháp hành chính: Là cách thức tác động trực tiếp có kế hoạch và có

chủ đích của NHNN lên các TCTD nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể. Theo phương thức này, NHNN tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành hoặc trong phạm vi thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật trực tiếp tác động vào hoạt động của TCTD. Đây là cơ sở, căn cứ pháp lý bắt buộc đối với sự ra đời và hoạt động của TCTD.

Đặc điểm của phương pháp hành chính là có tính quyền lực, bắt buộc, địi hỏi các TCTD phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời. Thực chất của phương pháp này là NHNN sử dụng quyền lực để tạo ra sự phục tùng thông qua

tác động về mặt tổ chức và sử dụng các văn bản mang tính quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi trong hoạt động kinh doanh. Đây là phương pháp cần thiết trong quản lý của NHNN đối với hoạt động của các TCTD.

Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp của NHNN lên các

TCTD dựa trên lợi ích kinh tế, để các TCTD tự giác, chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Theo phương thức này, NHNN không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của TCTD, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ về tài chính cho các TCTD. Tuy nhiên, nó giúp định hướng cho hoạt động của TCTD theo khn khổ góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của hệ thống TCTD và của kinh tế, địa phương.

Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Là phương pháp tác động của NHNN

đến các TCTD thông qua nhận thức và rút kinh nghiệm nhằm tăng tính tích cực, chủ động trong hoạt động kinh doanh. Để thực hiện được phương pháp này, NHNN cần tổ chức hệ thống thông tin đa chiều, công khai cung cấp thông tin cho các TCTD để từng đơn vị nhận thức được những hành vi trái pháp luật trong kinh doanh nhằm đưa hoạt động vào nề nếp theo quy định.

Mỗi phương pháp trên đây đều có mặt tích cực và những mặt hạn chế nhất định. Do đó, cần sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp với nhau trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)