KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH SƠN LA

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh

- Về mơ hình, tổ chức quản lý các TCTD: Bố trí vị trí việc làm hợp lý với quy mô các TCTD trên địa bàn. Chi nhánh có 52 cơng chức, trong đó có 48 cơng chức trực tiếp làm chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý 54 TCTD trên địa bàn (50 NHTM, 2 QTDND, 2 TCTCVM). Riêng TTGSNH của Chi nhánh chia theo nhóm quản lý, chuyên quản các TCTD ra thành: 1 nhóm chuyên quản lý các ngân hàng, 1 nhóm chuyên quản lý các QTDND, 1 nhóm chuyên quản lý các TCTCVM; trong đó lại chia ra 2 bộ phận thanh tra, kiểm tra tại chỗ và giám sát vi mô.

- Về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý cán bộ có sai phạm: NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh xử phạt vi phạm hành chính đối với các TCTD, cá nhân trên địa bàn có hành vi vi phạm quy định liên quan đến lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng (năm 2018 số tiền xử phạt 6 triệu đồng với hành vi không chỉnh sửa sau thanh tra).

1.4.1.2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình

Về mơ hình, tổ chức quản lý các TCTD: Chi nhánh có nhiều TCTD, nhất là có nhiều QTDND trên địa bàn. TTGSNH Chi nhánh được phân công trực tiếp quản lý hoạt động của QTDND trên địa bàn nên việc bố trí vị trí việc là tại TTGSNH Chi nhánh được xây dựng phù hợp để quản lý tốt các QTDND trên địa bàn. TTGSNH Chi nhánh có 23 cơng chức, trong đó trực tiếp quản lý QTDND có 12 cơng chức (1

Chánh TTGSNH quản lý chung, 1 Phó Chánh TTGSNH phụ trách mảng QTDND, 8 công chức TTGSNH). Các công chức TTGSNH được phân công trực tiếp quản lý các QTDND thực hiện tất cả các nghiệp vụ: Nắm bắt thông tin, xử lý các thủ tục hành chính, giám sát vi mô, thanh tra, kiểm tra tại chỗ,...của chính QTDND mà công chức được phân công chuyên quản.

1.4.1.3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ

- Về mơ hình, tổ chức quản lý các TCTD: Chi nhánh thành lập Tổ phản ứng nhanh để tiếp nhận, xử lý nhanh các thông tin (kể cả kiểm tra đột xuất vụ việc) đối với những TCTD trên địa bàn. Từ đó, phát hiện, quản lý các TCTD trên địa bàn những vấn đề bất ổn. Bố trí tất cả công chức thanh tra kể cả chưa có kinh nghiệm làm Trưởng đoàn để nâng cao nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh; Bố trí cán bộ Thanh tra chuyên quản phù hợp theo dõi thường xuyên và giám sát chuyên sâu đối với các QTD...

- Về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý cán bộ có sai phạm: Khi cán bộ TCTD có sai phạm, Chi nhánh có văn bản chỉ đạo các TCTD thực hiện kịp thời luân chuyển vị trí của các cán bộ được NHNN Chi nhánh chấp thuận theo tinh thần gạt bỏ tư tương nhiệm kỳ; buộc thơi việc cán bộ có sai phạm nghiêm trọng, yêu cầu cán bộ bồi thường tổn thất, thiệt hại gây ra. Các biện pháp này sẽ có tính lan tỏa đến các TCTD trên địa bàn, khách hàng của các TCTD đó.

- Về Cơng nghệ thông tin trong quản lý các TCTD: Đây là một nội dung được các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố rất quan tâm, chú trọng. Một phần không thể thiếu và bỏ qua để nắm bắt, thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn, đó là các dữ liệu, số liệu thống kê, chỉ tiêu hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Chi nhánh Phú Thọ đã chủ động xây dựng hệ thống phần mềm công nghệ thông tin báo cáo đối với các QTDND trên địa bàn, giám sát tình hình hoạt động của các QTDND từng ngày, tháng, năm. Từ đó, phát hiện, cảnh báo kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, hoạt động kém hiệu quả đối với các QTDND để đảm bảo hoạt động các QTDND trên địa bàn ổn định, an tồn. Ngồi ra, Chi nhánh cịn liên kết trực tiếp với cán bộ kiểm soát của QTDND nắm bắt tình hình hoạt động của Quỹ.

- Về tổ chức các Hội nghị, tập huấn chuyên đề cho các TCTD trên địa bàn: Hạn chế về nghiệp vụ, chuyên môn đối với các cán bộ, nhân viên các TCTD là vấn đề tồn tại của các TCTD luôn được đề cập đến. NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các bộ nhân viên các TCTD trên địa bàn, đặc biệt đối với QTDND trên địa bàn. Nội dung chủ yếu là hướng dẫn nghiệp vụ chung, trao đổi, tạo đàm về các văn bản, nghiệp vụ mới.

- Về mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương các TCTD hoạt động: Thiết lập mối quan hệ thông tin thường xuyên, chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương (xã, huyện); thường xuyên trao đổi qua điện thoại, tạo sự gần gũi chia sẻ thông tin của NHNN với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, phường; khi có vụ việc thì NHNN thường xuyên gặp trực tiếp Bí thư Đảng ủy, Chủ tích UBND xã, phường để trao đổi, phân tích, thống nhất định hướng giải quyết. Chi nhánh thơng qua quy chế phối hợp với cơ quan công an trong việc thông tin, xử lý tội phạm, bảo đảm an ninh, môi trường hoạt động ngân hàng. Cử công chức trực tiếp làm đầu mối thông tin, phối hợp, trao đổi, hỗ trợ, thống nhất quan điểm xử lý; trao đổi nghiệp vụ với Tịa án, Viện kiểm sốt....

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La

NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La cần tập trung nghiên cứu, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, mơ hình quản lý cần bố trí cơng chức theo vị trí việc làm phù hợp

với quy mô các TCTD trên địa bàn. Tập trung công chức trực tiếp quản lý các TCTD, luân chuyển công chức theo quy định; phân công công chức TTGSNH hoạt động giám sát vi mô nhiều hơn, giám sát rủi ro, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các TCTD.

Thứ hai, tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính tại địa bàn hơn nữa để thể hiện việc thực thi pháp luật có hiệu quả. Tính đến nay, NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La xử phạt hành vi vi phạm pháp luật đối với 2 cá nhân, tổng số tiền xử phạt 50 triệu đồng (do Trưởng đoàn xử phạt). Xử lý nghiêm túc cán bộ các TCTD có sai phạm: ln chuyển vị trí việc làm thường xuyên, cho thơi việc đối với các cán

bộ có sai phạm nghiêm trọng...

Thứ ba, chủ động xây dựng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác

quản lý các TCTD trên địa bàn, chủ yếu là cơng tác thanh tra, giám sát từ xa, phịng ngừa rủi ro. Công nghệ phải trợ giúp đắc lực cho các hoạt động giám sát từ xa, đảm bảo hoạt động này được thực hiện theo phương thức tự động hóa, trực tuyến và hàng ngày.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức Hội nghị, buổi làm việc, đào tạo, tập huấn cho

cán bộ, nhân viên các TCTD trên địa bàn tỉnh Sơn La; hướng dẫn nghiệp vụ mới, văn bản quy pháp pháp luật mới, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các TCTD.

Thứ năm, NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La cần thiết lập mối quan hệ thông tin

thường xuyên, chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương (xã, huyện); thường xuyên trao đổi qua điện thoại, tạo sự gần gũi chia sẻ thơng tin của Chi nhánh với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, phường... Thông qua quy chế phối hợp với cơ quan công an trong việc thông tin, xử lý tội phạm, bảo đảm an ninh, môi trường hoạt động ngân hàng. Cử công chức trực tiếp làm đầu mối thông tin, phối hợp, trao đổi, hỗ trợ, thống nhất quan điểm xử lý.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)