Công cụ quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Công cụ quản lý

1.2.3.1. Pháp chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Pháp chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đó là hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN (Các Vụ, Cục liên quan, đặc biệt Vụ pháp chế) nghiên cứu, ban hành hoặc tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về cơ chế, chính sách, quy chế áp dụng cho các TCTD. NHNN sử dụng công cụ này bằng việc tổ chức lấy ý kiến, phổ biến và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo hoàn thiện về nội dung và hình thức. Đồng thời NHNN cũng giám sát, đảm bảo sự tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng luật thường xuyên, liên tục, nghiêm minh của các TCTD và khách hàng.

1.2.3.2. Báo cáo thống kê

Để kịp thời nắm bắt và điều chỉnh hoạt động của các TCTD phục vụ cho công tác điều hành của NHNN, NHNN quản lý trực tiếp tập trung hệ thống báo cáo

thống kê, phân quyền giám sát vi mô thì giao cho các NHNN chi nhánh tỉnh trực tiếp quản lý. Chỉ tiêu thống kê gồm các nội dung: thống kê tiền tệ, thống kê tín dụng, thống kê thanh toán, thống kê quản lý ngoại hối và thống kê quản lý các TCTD.

1.2.3.3. Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng

Cơng tác QLNN của NHNN về việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các TCTD là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển hệ thống các TCTD, quản lý vĩ mô của NHNN, tập trung ở những mặt sau:

- Thanh tra, giám sát các TCTD

Thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN thực hiện thanh tra, giám sát các TCTD nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, tập trung xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an tồn hoạt động ngân hàng; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD; phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật

- Phòng chống rửa tiền

Phòng chống rửa tiền là một nhiệm vụ QLNN khá mới mẻ đối với NHNN mặc dù cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc NHNN được thành lập năm 2006, hiện nay các NHNN chủ yếu triển khai các văn bản liên quan đến hoạt động này là chính. Hội sở TCTD có lập danh sách những đối tượng liên quan gửi Cục Phòng chống rửa tiền và Bộ Cơng an cập nhật thường xun. Với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, nội dung này đang rất được quan tâm và là một nội dung được NHNN chú trọng.

- Phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành ngân hàng

Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn rủi ro cao, thường gắn liền với tài sản, tiền vốn…, là nơi tội phạm lợi dụng tấn công; cán bộ, nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp quản lý tài sản, tiền vốn. NHNN quản lý công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành ngân hàng bằng hình thức thành lập Ban phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành ngân hàng, xây dựng các biện pháp phòng chống, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác điều tra các hành vi tội phạm.

1.2.3.4. Kiểm tra các tổ chức tín dụng

Chức năng kiểm tra được giao cho cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, nội dung kiểm tra các TCTD về các mặt chuyên đề bao gồm công tác thông tin báo cáo, thơng tin tín dụng, cơng tác tiền tệ kho quỹ, cơng tác thanh toán – tin học và các mặt công tác khác theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, Chánh TTGSNH nhằm mục đích đảm bảo sự tuân thủ của các TCTD trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Việc kiểm tra có thể theo định kỳ và đột xuất dựa theo tính chất cơng việc chuyên đề cũng như yêu cầu cơng việc trong thời gian nhất định, qua đó kiến nghị các TCTD chỉnh sửa những vấn đề cịn sai sót. Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra thực hiện.

1.2.3.5. Xử phạt vi phạm hành chính

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN được phép sử dụng cơng cụ hành chính để xử phạt các vi phạm về tiền tệ và lĩnh vực ngân hàng, mức phạt tùy theo tính chất các vi phạm và thẩm quyền xử phạt tương ứng với cấp ra quyết định xử phạt bao gồm Chánh thanh tra và thanh tra viên.

Các vi phạm hành chính về tiền tệ và ngân hàng gồm: Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động nghiệp vụ, về cơ cấu tổ chức của TCTD; Quản trị, điều hành, kiểm toán; Huy động vốn; Cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu và cho thuê tài chính; Quản lý ngoại hối, quản lý kinh doanh vàng; Thanh toán, mua, đầu tư, vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản; Bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD; Kế tốn, thống kê, thơng tin, báo cáo, bí mật hoạt động ngân hàng; Xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh của TCTD; Cản trở việc thanh tra, kiểm tra, không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Cạnh tranh bất hợp pháp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)