CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.3.1. Yếu tố chủ quan

1.3.1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Nhà nước

Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất là đối với NHNN, khi Nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và NHNN chuyển thành cấp quản lý thì NHNN chưa được trang bị kịp thời kiến thức QLNN, quản lý kinh tế, khoa học quản lý và thực tiễn kinh tế xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô, đặc biệt tại các chi nhánh tỉnh, thành phố. Một số cán bộ cơng chức lúc đó đuợc tuyển dụng đa số chưa có trình độ chun môn theo yêu cầu, khi tuyển dụng phải gửi đi đào tạo ở các phân viện ngân hàng với trình độ sơ cấp, trung cấp và một tỷ lệ rất nhỏ gửi đi đào tạo đại học. Một thời gian dài kể từ khi hệ thống ngân hàng chuyển thành hai cấp, cán bộ cơng chức NHNN khơng có nhiều thay đổi về chất lượng trong khi số lượng ngày càng giảm, tỷ lệ số cán bộ cơng chức có thâm niên ngày càng cao và đối tượng này chỉ công tác cho đến tuổi hưu, công tác tuyển dụng mới không đạt u cầu vì cán bộ trẻ khơng tâm huyết cơng tác ở các địa phương, cán bộ kế thừa vừa yếu vừa thiếu.

Tình trạng chất lượng đội ngũ cán bộ yếu chuyên môn, thiếu cán bộ làm công tác nghiệp vụ và nghiên cứu, thừa cán bộ trong cơng tác hành chính phục vụ xảy ra hầu hết với các NHNN theo đánh giá về công tác tổ chức cán bộ của NHNN. Tình trạng này về cơ bản được cải thiện nhưng chưa đáng kể, vì thế, trong mối tương quan với sự phát triển của các TCTD, nhiệm vụ QLNN của NHNN (tập trung tại các chi nhánh tỉnh, thành phố) không đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

1.3.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước

Công nghệ thông tin ứng dụng trong QLNN của NHNN mặc dù có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung vẫn cịn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ứng dụng chắp vá nên thường không ổn định, khả năng khai thác, phân tích từ chương trình cịn hạn chế. Điều này làm giảm đi hiệu quả công tác QLNN của NHNN.

Công nghệ thông tin áp dụng trong cơng tác QLNN của NHNN có triển khai như các thủ tục hành chính nhưng mới chỉ cơng bố chứ chưa thực hiện qua mạng như các ngành khác, điều này có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ trong NHNN. Các thủ tục nằm trong quy định QLNN của NHNN được thực hiện chủ yếu qua giao dịch trực tiếp bằng hình thức giấy tờ theo mẫu quy định, nó làm mất nhiều thời gian, chẳng hạn việc xin giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngồi địi hỏi người làm thủ tục phải đến gặp trực tiếp cán bộ phụ trách công tác này nhận các mẫu in sẵn về hồn chỉnh, nộp lại cho NHNN. Lúc đó mới được trình và cấp phép, ít nhất khách hàng phải đi từ hai lần đến NHNN thì mới nhận được giấy phép mang ngoại tệ.

1.3.2. Yếu tố khách quan

1.3.2.1. Thể chế chính trị

Thể chế chính trị và chủ trưởng đường lối chính sác của Đảng, kế hoạch phát triển của địa phương sẽ chi phối đến mục tiêu, phương hướng phát triển của các TCTD trên từng địa bàn khác nhau. Sự can thiệp về chính trị sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của các TCTD. Thể chế Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến mơ hình QLNN đối với hoạt động của các TCTD; Cấu trúc và chức năng của hệ thống cơ quan QLNN đối với các TCTD và hoạt động của các TCTD được thiết lập ở mơ hình nào và đặt ở vị trí nào đều bị ảnh hưởng bởi mơ hình tổ chức thiết chế Nhà nước.

1.3.2.2. Môi trường pháp lý

Quản lý hoạt động của các TCTD thông qua việc tạo lập môi trường pháp lý phù hợp. Nếu mơi trường pháp lý phù hợp sẽ kích thích hoạt động của các TCTD phát triển. Ngược lại, nó sẽ cản trở, kìm hãm hoạt động của các TCTD. Do đó, mơi trường pháp lý là nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các TCTD.

Quản lý hoạt động của các TCTD chịu sự chi phối và phụ thuộc vào môi trường pháp lý, bởi vì hiệu quả của cơng tác quản lý phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Ngoài ra, hiệu quả của cơng tác quản lý cịn phụ thuộc vào tính đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ và nhất quán của các quy định pháp luật, cũng như ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các TCTD.

1.3.2.3. Môi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế ổn định sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của các QTDND, từ đó làm giảm bớt áp lực và khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với các TCTD. Ngược lại, sự bất ổn,

khủng hoảng kinh tế có thể gây tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của các TCTD và điều đó sẽ tăng áp lực, khó khăn cho hoạt động quản lý các TCTD. Cụ thể: (i) nếu lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh của các khách hàng vay vốn, dẫn đến khó khăn của các TCTD trong việc thu hồi vốn vay và huy động nguồn vốn; (ii) Kinh tế khủng hoảng cũng sẽ kéo theo sự bất ổn của lãi suất, điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của các TCTD …

1.3.2.4. Hoạt động của các tổ chức tín dụng

- Cơng nghệ ngân hàng

Các TCTD có điều kiện áp dụng công nghệ ngân hàng mới, các nghiệp vụ được cải tiến trong khi đó NHNN (tập trung tại cấp tỉnh) ít có sự thay đổi nên không nắm bắt nghiệp vụ cũng như công nghệ ngân hàng của các TCTD, những nội dung và công cụ QLNN của NHNN không thay đổi phù hợp. Ngược lại, một số TCTD (QTDND, tổ chức tài chính vi mơ) cịn sử dụng cơng nghệ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của NHNN nhất là trong công tác báo cáo thống kê. Điều này dẫn đến công tác điều hành của NHNN thường thiếu đồng bộ, chia tách các TCTD thành nhiều nhóm khác nhau.

- Cạnh tranh giữa các TCTD

Nhiều TCTD thành lập sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mà trong những năm gần đây nổi lên bao gồm cạnh tranh về thị phần, chạy đua lãi suất, cạnh tranh về khách hàng và dịch vụ ngân hàng… những ngân hàng nhỏ, yếu sẽ phải đối mặt với xu hướng đào thải, phá sản như một kết quả tất yếu. Phản ứng dây chuyền của sự đổ vỡ là nguy cơ chẳng những các ngân hàng lớn không mong muốn mà NHNN phải đứng ra gánh vác, hậu quả thường rất nặng nề. Khi chạy đua cạnh tranh, một số TCTD “vượt rào” thậm chí có những hành vi vi phạm quy định về QLNN trong tiền tệ và hoạt động ngân hàng, rõ nét nhất như cuộc đua huy động tiền gửi dẫn đến vi phạm của NHTMCP Kỹ thương hoặc là Chi nhánh Sacombank Tây Ninh,… Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng dẫn đến hậu quả là lãi suất tiền vay cũng phải tăng lên tương ứng.

Các TCTD thường cạnh tranh không lành mạnh trong các hoạt động nhận tiền gửi và cho vay bằng nhiều hình thức khác nhau, lách luật quy định để lôi kéo khách hàng qua hình thức khuyến mãi, ưu đãi khách hàng... kéo theo các TCTD khác ’’học tập” gây nên tình trạng khơng chấp hành các quy định chung.

Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các TCTD là một trong những vấn đề quan trọng tác động đến vai trò QLNN của NHNN. Điều này xuất phát từ sự chủ động của các TCTD trong việc thực hiện các quy định chung, các TCTD tuân thủ tốt các quy định thì hiệu quả QLNN của NHNN càng cao và ngược lại.

1.3.2.5. Các nhân tố khác

Hiệu quả quản lý của NHNN còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như: trình độ và khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý; trình độ và kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ làm công tác quản lý hoạt động của các TCTD… Việc đáp ứng được yêu cầu của các nhân tố đó sẽ giúp cho việc tiếp nhận và xử lý các vấn đề phát sinh một các nhanh chóng, kịp thời và làm tăng tính hiệu quả của quản lý của NHNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)