KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH SƠN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH SƠN

LA VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Sự kiện trọng đại này đã mở đầu cho một thời kỳ lịch sử vẻ vang của quá trình phát triển nền tiền tệ độc lập và hoạt động Ngân hàng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Sơn La là một trong những Ngân hàng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sớm đặt nền móng cho hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Bắc. Tháng 9/1952 (sau hơn một năm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập), Đại lý Ngân hàng Sơn La được thành lập - (đây là tổ chức tiền thân của Ngân hàng Sơn La ngày nay). Lúc đó Đại lý Ngân hàng chỉ có 6 cán bộ, do đồng chí Phạm Quốc Lương - Tỉnh uỷ viên được cử làm Trưởng đại lý. Lực lượng cán bộ rất ít nhưng với sự nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, Đại lý đã: thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu hồi tiền địch ở những vùng mới giải phóng, phát hành tiền Ngân hàng, chiếm lĩnh trận địa tiền tệ, cấp phát chi tiêu cho các đơn vị quân đội, phục vụ kịp thời chiến dịch Nà Sản và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cho vay vận tiêu, tổ chức giao lưu hàng hố, cho vay vùng mới giải phóng để nhân dân có tiền mua trâu cày, nông cụ, khôi phục và phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống. Tháng 7/1954, Ngân hàng khu Tây Bắc được thành lập, thay thế hoạt động của Đại lý Ngân hàng Sơn La. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, Ngân hàng Khu Tây Bắc được giải thể và ngày 01/01/1963 Ngân hàng tỉnh Sơn La chính thức được tái lập lại với tổng số cán bộ là 68 người, do đồng chí Võ Sỹ Trang làm Trưởng chi nhánh; Ngân hàng Sơn La lúc đó có các Chi - Điểm: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã,

Yên Châu, Mộc Châu và Mường La (theo Quyết định số 11/QĐ ngày 08/01/1963 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước). Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ngân hàng Trung ương, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và ngân hàng không ngừng được mở rộng và ngày càng phát triển. hầu hết các ngân hàng cơ sở được thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Ngân hàng Sơn La đã cho vay hàng trăm triệu đồng vào việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung vốn thực hiện cuộc vận động đưa hai vạn người từ miền xuôi lên khai hoang và phát triển kinh tế. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngân hàng Sơn La đã phát động toàn ngành chấn chỉnh đội ngũ, kiện tồn tổ chức, nâng cao ý chí chiến đấu, giữ vững phẩm chất và đạo đức cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, hoạt động ngân hàng chuyển sang thời chiến phục vụ nhu cầu phịng khơng, chiến đấu, sơ tán đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường, bảo vệ an toàn tài sản, kho tàng, tiền bạc và con người; tiếp tục phục vụ nhu cầu vốn tín dụng, tiền mặt, tiền lương trong khu vực quân đội và tổ chức kinh tế quốc doanh ở nơi sơ tán.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: “…với nhiệm vụ chiến lược, xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc”, Ngân hàng Sơn La - do đồng chí Mai Văn Nhuần - Trưởng chi nhánh, đã tích cực chủ động, mở rộng một cách hợp lý tín dụng XDCB, đầu tư cho nhiều hạng mục cơng trình, nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật CNXH. Toàn ngành quán triệt quan điểm: “… kiên trì nguyên tắc tăng cường quản lý theo cơ chế mới, lấy kế hoạch làm trung tâm, coi tín dụng vốn lưu động là mặt trận phía trước, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu, chuyển mọi hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN…”, do vậy các mặt cơng tác tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, cấp phát XDCB và ngân hàng phát triển mạnh.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước (từ năm 1986), hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tỉnh; các Ngân

hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh; Công ty kinh doanh Vàng bạc đá quý thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La

Căn cứ Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 116/QĐ-SLA3 ngày 30/8/2017 quy định cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La; Quyết định số 125/QĐ-SLA1 ngày 19/9/2017 Quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng và tương đương thuộc NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La. Theo đó: “NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc”.

NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn với các nội dung:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các TCTD, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn;

- Thống kê, thu thập thơng tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện cơng tác thơng tin tín dụng;

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc;

- Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc;

vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;

- Thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền, phịng, chống tài trợ khủng bố; - Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các TCTD và Kho bạc Nhà nước;

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các TCTD khi được Thống đốc ủy quyền;

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định;

- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc;

- Thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp cơng dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa cơng sở; - Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định;

- Thực hiện công tác quốc phịng, an ninh; cơng tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La

Tính đến 31/12/2019, NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La về cơ cấu gồm có: Ban giám đốc gồm 3 cơng chức (Giám đốc và 2 Phó Giám đốc); Phịng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ có 4 cơng chức; Phịng Tiền tệ, Kho quỹ và Hành chính có 14 cơng chức; Thanh tra, giám sát ngân hàng có 11 cơng chức; Phịng Kế toán – Thanh tốn có 4 cơng chức. Tồn chi nhánh có 37 cơng chức (xem hình 2.1). Trong đó Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nhân sự; cơng tác kiểm sốt nội bộ; công tác thanh tra, giám sát; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; cơng tác tài chính, mua sắm tài sản,

xây dựng cơ bản. 01 Phó Giám đốc phụ trách chỉ đạo các hoạt động của phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ. 01 Phó Giám đốc phụ trách chỉ đạo các hoạt động của Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính và Phịng Kế tốn – Thanh tốn (trừ cơng tác tài chính, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)