Báo cáo quyết toán KPHĐ nguồn NSNN giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc (Trang 68)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

I Số dư kinh phí năm trước chuyển sang 0 0 0

1 Kinh phí thường xuyên/ Tự chủ

2 Kinh phí khơng thường xun/khơng tự chủ

3 Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia

II Dự toán được giao trong năm 47.657 33.655 28.990

1 Kinh phí thường xuyên/ Tự chủ 11.477 12.507 14.993 2 Kinh phí khơng thường xun/khơng tự chủ 14 15 29 3 Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia 36.166 21.133 13.968

III Tổng số được sử dụng trong năm 47.657 33.655 28.990

1 Kinh phí thường xuyên/ Tự chủ 11.477 12.507 14.993 2 Kinh phí khơng thường xun/khơng tự chủ 14 15 29 3 Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia 36.166 21.133 13.968

IV Kinh phí thực nhận trong năm 47.657 33.655 27.253

1 Kinh phí thường xuyên/ Tự chủ 11.477 12.507 13.256 2 Kinh phí khơng thường xun/khơng tự chủ 14 15 29 3 Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia 36.166 21.133 13.968

V Kinh phí đề nghị quyết tốn 47.657 33.655 27.253

1 Kinh phí thường xuyên/ Tự chủ 11.477 12.507 13.256 2 Kinh phí khơng thường xuyên/không tự chủ 14 15 29 3 Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia 36.166 21.133 13.968

VI Dự tốn cịn dư tại kho bạc 1.737

1 Kinh phí thường xuyên/ Tự chủ 0 0 1.737

2 Kinh phí khơng thường xun/khơng tự chủ 0 0 0

3 Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia 0 0 0

Từ Bảng 2.9: Báo cáo quyết tốn kinh phí hoạt động nguồn NSNN giai đoạn 2017-2019 ta thấy nguồn dự toán NSNN đề nghị quyết toán qua các năm như sau:

Nguyên tắc cân đối về nguồn: Tổng nguồn kinh phí đơn vị đã nhận được bằng

với tổng nguồn kinh phí đơn vị đã sử dụng và còn lại, cụ thể:

- Năm 2017: Nguồn kinh phí được cấp trong năm = Nguồn kinh phí đơn vị quyết tốn vào năm ngân sách hiện hành (47.567 triệu đồng = 47.567 triệu đồng)

- Năm 2018: Nguồn kinh phí được cấp trong năm = Nguồn kinh phí đơn vị quyết toán vào năm ngân sách hiện hành (33.655 triệu đồng = 33.655 triệu đồng)

- Năm 2019: Nguồn kinh phí được cấp trong năm = Nguồn kinh phí đơn vị quyết toán vào năm ngân sách hiện hành + nguồn kinh phí được chuyển sang năm sau (28.990 triệu đồng = 27.253 triệu đồng + 1.737 triệu đồng)

Nguyên tắc cân đối về tiền: Tổng số tiền đơn vị đã nhận được bằng với tổng số

tiền đơn vị đã sử dụng và còn lại, cụ thể:

- Năm 2017: Số kinh phí (số tiền) thực nhận trong năm = Kinh phí quyết tốn (47.657 triệu đồng = 47.657 triệu đồng)

- Năm 2018: Số kinh phí (số tiền) thực nhận trong năm = Kinh phí quyết tốn (33.655 triệu đồng = 33.655 triệu đồng)

- Năm 2017: Số kinh phí (số tiền) thực nhận trong năm = Kinh phí quyết tốn (27.253 triệu đồng = 27.253 triệu đồng)

Báo cáo quyết toán NSNN tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc được tổng hợp từ số liệu của sổ kế toán đảm bảo chính xác, trung thực. Hệ thống chỉ tiêu báo cáo quyết toán phù hợp với các chỉ tiêu dự tốn năm tài chính và mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị đảm bảo cân đối khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách và số liệu của Kho bạc nhà nước về tổng số và chi tiết. Báo cáo quyết toán ngân sách lập đúng theo mẫu biểu quy định. Báo cáo quyết toán NSNN đơn vị lập xong gửi về Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp toàn ngành báo cáo Bộ Tài chính.

Thực tế cho thấy, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc đã thực hiện tốt chế độ lập báo cáo tài chính, đảm bảo đúng biểu mẫu và phương pháp lập, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định quyết toán hàng năm theo đúng kế hoạch đề ra góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác QLTC. Tuy vậy, cơng tác lập báo cáo tài chính, quyết tốn còn một số tồn tại sau: Một số đơn vị dự toán cấp 3 lập báo cáo tài

tài chính cịn sơ sài, chưa thể hiện đầy đủ các nội dung quy định.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc thành lập tổ chuyên môn để thẩm tra xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị trực thuộc, do đó cơng tác QLTC từng bước được chấn chỉnh và đạt được những kết quả nhất định, đồng thời cũng hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách, cách hạch tốn quyết toán nhằm khắc phục những sai sót trong QLTC cho các đơn vị trực thuộc.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc. vực Tây Bắc.

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy công tác QLTC của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc đã phát huy được hiệu quả, góp phần cho đơn vị hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao, có tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược cử Nhà nước cụ thể:

- Về phân cấp QLTC: Việc phân cấp QLTC cho các đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động kinh phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành nguồn tài chính và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc. Giao tự chủ tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị phát huy tính chủ động, sáng tạo, giao cho thủ trưởng đơn vị tự chủ về biên chế, bộ máy nên việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng việc. Việc tự chủ tài chính đã giúp cho các đơn vị năng động hơn trong việc đề ra biện pháp tiết kiệm, giảm chi để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, thu nhập của cán bộ năm sau cao hơn năm trước.

- Về tổ chức bộ máy QLTC: Tổ chức công tác QLTC của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc đã phát huy vai trò điều hành, quản lý của Cục đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, vừa phát huy tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị trực thuộc theo tinh thần của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. Bộ máy QLTC của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc và các đơn vị trực thuộc đã đi vào nền nếp, đảm bảo sự điều hành, quản lý thống nhất và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Cơng tác quản lý chi NSNN bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động chuyên môn của ngành và của đơn vị

- Về công tác lập dự tốn thu, chi tài chính: Cơng tác lập dự tốn đã được quan tâm, các phịng có liên quan tích cực thực hiện phản ánh đầy đủ các nguồn tài chính; Bám sát các quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định, phê

duyệt dự toán; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành, QLTC của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc. Việc lập dự toán đúng theo quy trình và các quy định của Nhà nước, đảm bảo việc chấp hành dự toán.

- Về thực hiện dự toán:

+ Việc phân bổ kinh phí và giao dự toán ngân sách thực hiện đúng quy trình. Ngay từ khi nhận được Quyết định giao dự toán chi NSNN và các nguồn kinh phí bổ sung trong năm, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc đã tiến hành phân bổ và giao dự toán chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng tổng mức phân bổ dự toán tại các Quyết định và theo đúng các nội dung nguồn tài chính được giao.

+ Về quản lý nguồn thu: Đã có nhiều giải pháp khá linh hoạt, đơn giản hóa một số thủ tục, đáp ứng nhu cầu công tác.

+ Về quản lý nguồn chi: Chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với các khoản chi đã được chuẩn hóa và xây dựng cụ thể ở quy chế của đơn vị nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của các phịng chun mơn thực hiện nhiệm vụ. Các khoản chi được quản lý chi tiết theo từng mục chi, nội dung chi theo mục lục ngân sách quy định, quản lý chặt chẽ từng nguồn, đúng chế độ, đảm bảo nguyên tắc theo hiện hành. Chính sách, chế độ của cán bộ, người lao động luôn đảm bảo quyền lợi, các khoản chi hội nghị, tiếp khách, chi mua sắm văn phòng phẩm, mua sắm tài sản ... luôn được đảm bảo tiết kiệm.

- Về Quyết toán NSNN: Thống nhất phương pháp và biểu mẫu báo cáo quyết tốn, do đó việc lập và phân tích báo cáo tài chính dễ dàng, khoa học, hợp lý. Các thông tin đã được báo cáo thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý và công tác quản trị của đơn vị. Các nội dung chi chi ngân sách phản ánh đúng nội dung mục lục NSNN do nhà nước quy định, phù hợp với dự tốn được giao. Cơng tác thẩm tra quyết toán hàng năm đã được tăng cường, đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm tra, kiểm tra đã có kinh nghiệm hơn, nội dung và phương pháp tiến hành thẩm tra quyết tốn có khoa học hơn, thường xuyên phối hợp; thường xuyên giám sát kiểm tra từ khâu lập dự toán ngân sách phân bổ và chấp hành dự toán của các đơn vị hành chính và sự nghiệp trực thuộc, đưa cơng tác QLTC, kế toán đi vào nề nếp, hạn chế được những sai sót trong QLTC, chống tham nhũng, lãng phí.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc, song vẫn cịn một số tồn tại nghiên cứu để hồn thiện: - Về cơng tác lập dự tốn chi Ngân sách nhà nước: Cách lập dự toán chi ngân sách các đơn vị thường thực hiện theo khoản mục và mục lục NSNN, chưa bám sát kế hoạch giao chỉ tiêu hàng năm của Cục, do đó, việc lập dự tốn khó khăn, chưa sát với thực tế. Công tác lập dự toán của đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, chưa tính đúng, tính đủ các chỉ tiêu kế hoạch, chưa nắm bắt được nhu cầu trang bị về cơ sở vật chất... do đó thường đề nghị nhu cầu kinh phí cao chưa sát với thực tế, vượt quá khả năng ngân sách. Cục thường lập dự toán các nguồn kinh phí dựa trên số liệu các đơn vị cung cấp; lập dự toán chưa đảm bảo đúng thời gian quy định gửi Tổng Cục.

- Về thực hiện dự toán: Trong việc phân bổ dự toán Cục chưa ban hành định mức theo quy định, cịn thực hiện phân bổ dự tốn trên cơ sở đề nghị của các đơn vị. Chưa có sự thống nhất định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên trong đơn vị. Việc quản lý và sử dụng nguồn thu, chi còn hạn chế do năng lực điều hành tài chính của một số lãnh đạo và kế toán đơn vị chưa chuyên sâu. Chưa bám sát kế hoạch sử dụng kinh phí hàng năm, chưa điều chỉnh nguồn kinh phí kịp thời nên nguồn kinh phí chưa sử dụng chuyển sang năm sau còn lớn. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cọn chưa cụ thể dẫn đến một số khoản chi còn bị trùng lặp giữa chi quản lý hành chính và chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

- Về quyết toán NSNN: Thời gian lập báo cáo quyết tốn tài chính của các đơn vị trực thuộc còn chậm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán về Tổng cục chưa đúng thời gian quy định. Thời gian thẩm tra quyết toán của các đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện trong 1 ngày không đủ để đánh giá, rút kinh nghiệm. Tổ chun mơn quyết tốn chủ yếu là phịng kế tốn tài chính chưa phối hợp với các phịng chun mơn khác cùng thẩm tra nên các nội dung chun mơn có liên quan đến tài chính bộ phận thẩm tra chưa nắm sâu nên phần nào hạn chế trong việc chấn chỉnh và hướng dẫn đơn vị hoàn thiện công tác QLTC. Công tác thẩm tra quyết toán tại các đơn vị trực thuộc chỉ dừng lại ở mức độ góp ý, sửa chữa, chưa xây dựng chế tài để quy định trách nhiệm và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực QLTC nên tính chấp hành của các đơn vị chưa cao.

- Về công tác lãnh đạo, điều hành, hướng dẫn các quy định trong lĩnh vực tài chính đối với đơn vị dự tốn trực thuộc chưa kịp thời, các văn bản chỉ đạo tính cụ thể hóa chưa cao dẫn đến việc chấp hành trong QLTC của các đơn vị trực thuộc đối với Cục chưa cao. Cán bộ làm cơng tác tài chính chưa nâng cao tinh thần nghiên cứu, học hỏi, cập nhật các chế độ, văn bản mới.

- Về thực hiện cơ chế tự chủ Tài chính: Trong q trình thực hiện, xuất hiện một số hạn chế do thiếu tính đồng bộ, chưa cụ thể, việc phân chia thu nhập tăng thêm chủ yếu chỉ dựa vào hệ số lương và phụ cấp chức vụ mà chưa căn cứ vào hiệu suất công việc và năng lực của cán bộ cơng chức. Phần tiết kiệm chưa trích quỹ ổn định thu nhập để đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động khi nguồn tiết kiệm bị giảm sút.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLTC: Máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác QLTC nay đã xuống cấp, hư hỏng. Trong khi đó, kinh phí đầu tư chưa chú trọng cho nhiệm vụ này nên làm ảnh hưởng đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính.

* Những nguyên nhân hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thực hiện quản lý tài chính vẫn cịn bất cập do chủ tài khoản chủ yếu quản lý về chun mơn; chính sách, định mức chi tài chính chủ yếu do cấp dưới tham mưu, nên cịn hạn chế. Phân cơng cơng việc trong bộ máy QLTC của một số đơn vị chưa thực sự hợp lý, khoa học.

+ Cán bộ làm cơng tác tài chính ít được tham gia tập huấn chế độ, chính sách để nâng cao trình độ quản lý mà chủ yếu là nghiên cứu văn bản. Bên cạnh đó, khi được tham gia tập huấn tại các tỉnh bạn, cán bộ chưa thực sự quan tâm, ý thức trong việc học tập mà vận dụng để tham quan du lịch.

+ Đội ngũ cán bộ tại Phịng Tài chính kế tốn Cục cịn thiếu chưa đáp ứng được khối lượng công việc như hiện tại, Phòng Tài chính - Kế tốn cần được bổ sung thêm biên chế để hoàn thành tốt, kịp thời các nhiệm vụ. Một số cán bộ QLTC của một số đơn vị trực thuộc còn thụ động, chưa chú trọng và dành thời gian để tìm hiểu, học tập chuyên môn, đặc biệt trong cơng tác kế tốn tổng hợp.

+ Chưa tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các tồn tại trong cơng tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc. Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và theo vụ việc tại các đơn vị trực thuộc. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra cơng tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý tài chính một cách đúng mức để nâng cao ý thức chấp hành quy định quản lý tài chính.

- Nguyên nhân khách quan:

chính sự nghiệp, văn bản quản lý tài chính ngành Dự trữ nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp thực tế triển khai thực hiện.

+ Phương thức phân bổ NSNN chưa có định mức cụ thể, chưa gắn với nhu cầu thực tế, phụ thuộc vào khả năng ngân sách của Tổng Cục, định mức chi quản lý hành chính cịn thấp trong khi chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, ngày càng tăng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)