Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc (Trang 35 - 39)

1.1.2 .Tài chính trong các đơn vị hành chính nhà nước

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính

chính nhà nước

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên xem xét trên khía cạnh nguồn gốc tác động đến cơ chế và việc thực hiện tự chủ tài chính thì có thể chia làm hai nhóm nhân tố ảnh hưởng; đó là: nhân tố bên ngoài đơn vị và nhân tố bên trongi đơn vị. Trong đó, nhân tố bên ngồi là nhân tố chính đề cập đó chính là sự tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với vấn đề tự chủ tài chính tại các cơ quan HCNN nói chung và các cơ quan HCNN có điểm đặc thù nói riêng. Cịn nhân tố bên trong là bản thân nội tại của đơn vị.

1.3.1. Nhân tố bên ngoài

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan HCNN và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nền hành chính, đẩy mạnh

Điều đó thể hiện ở các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, qua đó các cơ chế quản lý đối với hoạt động của cơ quan HCNN đều được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.

Chính sách kinh tế - xã hội: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của Nhà nước.

Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nước định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế - xã hội. Qua đó hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

Hoạt động tài chính ở các cơ quan HCNN khơng chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính mà cịn chịu sự chi phối bởi môi trường kinh tế - xã hội khách quan. Nó sẽ được phát triển hay thu hẹp tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

Cơ chế quản lý tài chính: Đây là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một cơ quan, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt được những mục tiêu đã định. Cụ thể hơn, cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan.

Cơ chế quản lý tài chính có vai trị quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan HCNN, nó có tác động quyết định đến phương thức tồn tại và vận động của các hoạt động tài chính trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Sự tác động đó diễn ra theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Nếu cơ chế đó phù hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát huy mặt tích cực, hạn chế khuyết điểm thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý phát triển. Ngược lại, nếu cơ chế đó mâu thuẫn, khơng phù hợp thì nó sẽ trở thành nhân tố kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển của hoạt động quản lý trong cơ quan, đơn vị.

Đối với cơ quan HCNN, vai trị của cơ chế quản lý tài chính thể hiện ở một số nội dung sau: Cơ chế quản lý tài chính có vai trị quan trọng trong việc cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác động đến vấn đề tập trung nguồn lực tài chính, tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính. Mặc khác, cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mơ hình tổ chức, hoạt động của đơn vị.

1.3.2. Nhân tố bên trong

Sự nhận thức của đơn vị về tự chủ tài chính và trình độ của người quản lý trong đơn vị. Việc thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và cơ chế tự chủ tài chính nói riêng phải thực sự đem lại lợi ích cho người lao động. Một khi CBCC nhận thức được vấn đề đó thì hiệu quả cơng việc sẽ đem lại thực sự. Bởi vì lợi ích ln là động lực của sự làm việc.

Cơ chế quản lý tài chính sẽ phát huy tốt hay hạn chế sự phát triển của đơn vị tùy thuộc vào năng lực, trình độ của người vận dụng nó - người quản lý. Ở tầm vĩ mơ, trình độ của nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp là nhân tố chính tác động tới cơ chế tự chủ tài chính. Họ là những người đề ra cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị thực hiện. Đối với đơn vị, việc thực hiện cơ chế tự chủ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo, người làm công tác quản lý tài chính.

Lĩnh vực hoạt động và chức năng nhiệm vụ được giao của cơ quan HCNN.

Tùy từng cơ quan HCNN mà cơ chế quản lý tài chính cũng có sự khác nhau, nhất là ở những cơ quan HCNN có tính đặc thù. Mỗi một cơ quan HCNN đều được giao những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị trong đó có hoạt động tài chính.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị như: Thanh tra, kiểm tra tài chính... đặc biệt là hệ thống kiểm tốn nội bộ bao gồm: Mơi trường kiểm toán, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm toán và các loại kiểm toán. Hệ thống kiểm toán nội bộ tốt, phát huy được hiệu quả có vai trị rất quan trọng đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, thể hiện ở một số khía cạnh sau: Hệ thống kiểm toán nội bộ giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế toán giúp cho các nhà quản lý có được thơng tin chính xác trong việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh, quản lý và quản trị của đơn vị mình.

quản lý tài chính của đơn vị để giúp cho các thủ trưởng đơn vị có được các phương pháp xử lý thích hợp. Hệ thống kiểm toán nội bộ ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong cơng tác quản lý tài chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thông qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính trong các cơ quan HCNN giúp cho việc đề ra và thực thi cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ quan HCNN đạt được mục tiêu đã định.

Như vậy quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính nhà nước là vấn đề quan trọng trong quản lý ngân sách của nhà nước. Thông qua nghiên cứu các vấn đề lý luận trên giúp chúng ta hiểu được đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung và cơ chế quản lý tài chính,... trong các đơn vị hành chính nhà nước, từ đó có những biện pháp thực hiện quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính nhà nước hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc (Trang 35 - 39)