Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 87 - 92)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 .TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

Quản lý chặt chẽ các nguồn thu

Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La cần quản lý chặt chẽ các nguồn thu mà trước đây còn quản lý lỏng lẻo như quản lý thu viện phí, thu tiền thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất…

Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La cũng chủ động nghiên cứu, xây dựng đơn giá thu viện phí của các hoạt động dịch vụ xã hội hóa phù hợp với mặt bằng giá cả, chất lượng dịch vụ của đơn vị sao cho đảm bảo giá cả có tính cạnh tranh và có lãi.

Để khuyến khích các khoa phịng tích cực tăng nguồn thu tại khoa, Bệnh viện đa khoa Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La cũng cần nghiên cứu, tạo cơ chế khen thưởng các khoa phịng có nguồn thu tại đơn vị tăng trưởng nhanh, vượt kế hoạch.

Bệnh viện đa khoa Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La nên nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm tránh nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực trong mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá hoạt động của toàn đơn vị, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và sự chỉ đạo, định hướng và kiểm soát của Bộ Y tế trong việc mua sắm trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, đắt tiền.

Hiện nay, tại nhiều khoa phịng có hiện tượng làm thất thu rất nhiều các loại vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, thuốc… và để bệnh nhân trốn viện mà chưa có cơ chế xử phạt thích đáng. Thiết nghĩ các cơ sở y tế phải có một cơ chế xử phạt tài chính nghiêm khắc để hạn chế bớt những thất thốt có thể kiểm soát được, làm tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện.

Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân và xã hội

Đóng góp của nhân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn thu chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chun mơn của các cơ sở y tế công lập. Trong những năm qua, nguồn thu viện phí có tốc độ tăng trưởng mạnh, các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện Mường La cần duy trì tốc độ tăng trưởng này và khai thác tối đa nguồn thu từ viện phí, BHYT. Các cơ sở y tế cơng lập có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện khám chữa bệnh để thu hút người bệnh sử dụng các dịch vụ y tế. Cụ thể là:

Giá chi trả theo từng loại dịch vụ: Giá cả được hình thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo từng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp).

Giá cố định cho từng dịch vụ y tế: Giá này là như nhau cho từng loại hình dịch vụ nhất định theo quy định của Nhà nước. Cơ sở của phương pháp tính giá này là dựa trên kết quả nghiên cứu hồi cứu số liệu thống kê của việc tính tốn đầy đủ các chi phí hoặc giá cả đã thực thu trong quá khứ cộng (hoặc trừ) một tỷ lệ nào đó cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực chất đây là giá trị trung bình của từng loại dịch vụ (giá trung bình cho mỗi lần khám, chẩn đoán).

Giá dịch vụ trọn gói: Là việc người sử dụng trả như nhau cho một loại hình khám chữa bệnh nào đó mà khơng cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là người cung cấp dịch vụ đã xác định tương đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết.

Giá cố định cho mọi lần mắc bệnh: Cách tính giá này áp dụng cho các khách hàng có bệnh mãn tính và “khách hàng thuỷ chung”. Có nghĩa là Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La nắm khá rõ tiền sử bệnh của người sử dụng dịch vụ và khuyến khích sự thuỷ chung của khách hàng bằng việc chỉ lấy tiền cơng chẩn đốn lần đầu, các lần tiếp theo nếu khơng có bệnh tình mới phát sinh thì khơng phải trả cơng chẩn đốn. Cách định giá này khuyến khích khách hàng theo một chu kỳ điều trị hoàn chỉnh và sự trở lại trong tương lai.

Định giá từng ngày: Đó là việc định giá cố định cho một ngày nằm viện dựa trên chi phí của một ngày.

Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư và bệnh nhân thông qua các giải pháp cụ thể sau:

- Thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát tình hình bệnh tật cịn tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khả năng chi trả tài chính cho dịch vụ y tế.

- Thành lập tổ chăm sóc khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng.

- Quảng cáo và mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: KCB tại nhà (mơ hình bác sĩ gia đình), KCB theo yêu cầu từng dịch vụ.

Hoàn thiện cơ chế thu và tăng cường nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế

Trong điều kiện nguồn vốn NSNN cịn hạn hẹp thì nguồn thu từ viện phí và BHYT là nguồn thu chủ yếu và đáp ứng được kinh phí chi cho các hoạt động chuyên môn của Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La. Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp thu đúng, thu đủ viện phí. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế:

- Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc, máu, dịch truyền và các cận lâm sàng. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đốn hình ảnh.

- Thu đủ nghĩa là ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, các cơ sở y tế cơng lập cần thu phí có chọn lọc theo khuyến cáo của World Bank: Thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp.

Để đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ như trên, các cơ sở y tế công lập cần phải:

Thứ nhất: Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La cần có chiến lược cho việc khai thác và tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí khơng được q cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, các cơ sở y tế cơng lập có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sĩ, yêu cầu về hình thức khám chữa bệnh, về cơ sở vật chất và dịch vụ đi kèm). Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện này, ngồi việc tính đủ chi phí, các cơ sở y tế công lập cần lưu ý một số điểm sau:

(i) Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện Bệnh viện đa khoa Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La cần phải dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá viện phí tự nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng dịch vụ y tế mà các cơ sở y tế cơng lập cung cấp, hình thức và phương thức

cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện, phương thức thanh toán, tâm lý người sử dụng dịch vụ. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào chính sách quản lý vi mơ và vĩ mơ về dịch vụ y tế cơng cộng nói chung và dịch vụ y tế tự nguyện nói riêng.

(ii) Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và Trung tâm y tế huyện Mường La có thể đa dạng hố các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện. Cụ thể là có thể chia thành giá theo từng loại dịch vụ mà bệnh nhân sử dụng, giá cố định cho từng dịch vụ y tế, giá dịch vụ trọn gói; định giá theo ngày.

Thứ hai, thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm

ở bất cứ khoa nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn: Tất cả các bệnh nhân đến khám chữa bệnh (trừ các trường hợp cấp cứu thì đến thẳng phòng cấp cứu) được tiếp đón tại “Phịng tiếp đón”. Tại đây, các bác sĩ, y tá sẽ tiếp bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về yêu cầu khám chữa bệnh, về tình trạng bệnh tật… Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa cần thiết. Có như vậy vừa tránh được tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho các cơ sở y tế cơng lập. Cịn đối với bệnh nhân thì khơng bị khám chữa bệnh không đúng với nguyện vọng, tạo sự nhanh chóng, thuận tiện, tránh khám chữa bệnh không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN. Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế cơng lập trong ngày.

Viện phí và BHYT đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng trưc tiếp tới cơng tác quản lý tài chính, đang và sẽ là nguồn thu chủ yếu cho hoạt động chuyên môn của các cơ sở y tế công lập, nhưng hiện nay Bệnh viện đa khoa huyện Mường La và trung tâm y tế huyện Mường La vẫn còn hiện tượng thất thốt trong q trình thu viện phí.

Do đó, để đảm bảo tính hiệu quả các cơ sở y tế cơng lập cần có biện pháp cụ thể chống thất thu viện phí và quản lý chặt chẽ thu - chi tiền mặt trong đơn vị.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các khoa khàm, điều trị và phịng Tài chính - Kế tốn (TCKT) trong việc thống kê chi phí điều trị của bệnh nhân và tính số viện phí phải nộp theo theo bảng giá (niêm yết và công khai) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao (tính theo giá nhập của bệnh viện).

- Định kỳ kiểm tra công tác quản lý thu - chi tại các khoa và phòng TCKT, đối chiếu số liệu giữa các bảng kê chi phí điều trị của bệnh nhân và hóa đơn thu viện phí lưu tại phịng TCKT.

- Các trường hợp miễn, giảm viện phí đều phải có phê duyệt của Ban giám đốc các cơ sở y tế cơng lập.

- Phịng TCKT phải đảm nhiệm chức năng là đầu mối quản lý thống nhất công tác thu và quản lý số thu viện phí trong các cơ sở y tế cơng lập.

- Thi hành kỷ luật và quy trách nhiệm cá nhân, bắt buộc đền bù các khoản mất tiền mặt theo quy định.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)