Cơ chế và quy trình quản lý tàichính tại đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 27)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 .TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀICHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ

1.2.4. Cơ chế và quy trình quản lý tàichính tại đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.4.1. Cơ chế quản lý

Chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường, cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL được thể hiện thơng qua các hình thức văn bản, chế độ chỉ tiêu và quy chế quản lý tài chính cho các đơn vị SNCL, cụ thể:

- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập. Ngồi ra cịn có các thơng tư liên tịch, liên bộ giữa các bộ, ngành nhằm thống nhất chung trong cách thực hiện đảm bảo đúng quy định và pháp luật của Nhà nước. Có thể nhận thấy quan điểm chủ đạo được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đối với các đơn vị SNCT trong giai đoạn này là nhằm phát huy được tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị đi liền với việc phát huy dân chủ trong nội bộ của mỗi đơn vị đó. Quan điểm đó được thể hiện thơng qua mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị SNCL như sau:

Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, cơng cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý. Quyết định sự thành cơng hay thất bại trong quản lý nói chung và trong quản lý thu - chi tại đơn vị nói riêng, đó chính là phương pháp và cơng cụ quản lý.

Quản lý tài chính ở các đơn vị SNCL phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Nâng cao chất lượng kế hoạch hoá hoạt động của đơn vị, kế hoạch hoạt động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, với dự tốn tài chính của đơn vị, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện các nguồn lực đầu tư luôn bị hạn chế.

Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chuyên môn của đơn vị, đồng thời tập trung kinh phí để từng bước giải quyết được những hoạt động ưu tiên đã được xác lập trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của đơn vị.

Quản lý chặt chẽ thu chi tài chính; thực hành tốt cơng tác kế tốn, phân tích hoạt động kinh tế; xác lập vai trị của cơng tác tài chính - kế tốn là cơng cụ đắc lực để quản lý kinh tế của đơn vị.

1.2.4.2 . Quy trình quản lý

Đối với quy trình quản lý tài chính ở các ĐVSNCL thì cần phải tuân thủ theo 3 bước như sau

Thứ nhất, lập dự toán. Các khoản mục dự toán này bao gồm dự toán các khoản thu và dự toán các khoản chi. Việc lập dự toán sẽ làm phương hướng cho việc thực hiện các kế hoạch trong năm, cũng như sử dụng nguồn ngân sách cho phù hợp.

Thứ hai, thực hiện dự toán: Dựa trên dự toán đã được lập từ trước và tình hình thực tế phát sinh, ĐVSNCL tiến hành thực hiện dự tốn: Các khoản thu đã có gồm những khoản gì, các khoản nào cần phải chi, chênh lệch thu chi ra sao… Vấn đề thực hiện dự toán này phải căn cứ vào các quy định của nhà nước, cũng như các định mức đã đề ra để thực hiện.

Thứ ba, quyết toán: Dựa vào thực hiện dự toán mà các đơn vị tiến hành quyết toán các khoản thu chi trong kỳ, sao cho đảm bảo đúng, đủ và kịp thời với các yêu cầu về quản lý.

1.2.5. Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.5.1. Quản lý thu của đơn vị sự nghiệp công lập

a. Nguồn thu trong ĐVSNCL

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ ở các ĐVSNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công) và ĐVSNCL do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự tốn được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các ĐVSNCL không phải là đơn vị khoa học và công nghệ);

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cơng chức viên chức; + Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác);

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kinh phí khác (nếu có).

(2) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng theo giá tính đủ chi phí;

- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí);

- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, cụ thể:

+ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo với những tổ chức trong và ngoài nước; nguồn thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thí nghiệm; nguồn thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác đúng theo quy định của pháp luật.

+ Sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội: Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức; cung cấp các chế phẩm trong y tế; nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ trong bệnh viện; thu từ các dịch vụ bào chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu... và các khoản thu khác đúng theo quy định của pháp luật.

+ Sự nghiệp văn hóa, thơng tin: Nguồn thu từ bán vé các buổi biểu diễn ca múa nhạc, vé xem phim; nguồn thu từ các hợp đồng biểu diễn với những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ cung ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; nguồn thu từ biên phiên dịch các tài liệu văn hóa, thơng tin nước ngồi; thu phát hành báo chí, thơng tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

+ Sự nghiệp kinh tế: nguồn thu từ dịch vụ tư vấn, thiết kế, quy hoạch, xây dựng, địa chính, địa chất; dịch vụ nông lâm, thuỷ lợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệpvà các ngành khác; các khoản thu khác đúng theo quy định của pháp luật.

+ Sự nghiệp thể dục, thể thao: nguồn thu từ hoạt động dịch vụ quảng cáo, bản quyền phát thanh truyền hình, cho thuê sân bãi và các khoản thu khác theo đúng quy định của pháp luật.

- Lãi của các khoản thu được chia từ những hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng trong hoạt động dịch vụ.

(3) Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp

luật.ĐVSNCL là người được thừa hưởng các nguồn thu đó và được phép chi tiêu

(4). Nguồn vốn vay và các nguồn khác.ĐVSNCL được nhà nước cho phép vay

vốn của các tổ chức tín dụng và cán bộ trong đơn vị nhưng phải hạch toán rõ ràng và sử dụng theo chế độ của Nhà nước.

Ngoài ra, ĐVSNCL được thu lợi từ nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

b. Cơ chế quản lýthu tại ĐVSNCL

Cơ chế quản lý nguồn thu của các ĐVSNCL được căn cứ theo quy định của nhà nước, cụ thể bao gồm nghị định 16/2015/NĐ-CP của chính phủ. Theo đó, các ĐVSNCL được phép quản lý các khoản thu như sau:

Giá dịch vụ sự nghiệp công

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

- Đơn vị sự nghiệp công được xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường (luật giá), được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theoquy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực;

- Riêng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về giá.

Dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

- Giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trong đó chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp cơng tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ đối với đơn vị sự nghiệp công và định mức lao động do các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền;

- Phương pháp định giá và cơ quan có thẩm quyền định giá dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo quy định pháp luật về giá;

- Trong phạm vi khung giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đơn vị sự nghiệp công quyết định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ; trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể giá dịch

vụ sự nghiệp công, đơn vị thu theo mức giá quy định.

Phí dịch vụ sự nghiệp cơng

Dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục thu phí thực hiện theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Đơn vị sự nghiệp cơng được thu phí theo mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

c. Quy trình quản lý thu tại ĐVSNCL

- Xây dựng kế hoạch dự toán thu. - Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán. - Quyết toán các khoản thu.

Khi xây dựng kế hoạch dự toán thu phải dựa vào các căn cứ sau:

+ Phải dựa vào nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thơng báo.

+ Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước quy định. + Số kiểm tra về dự toán thu do cơ quan có thẩm quyền thơng báo.

+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước (chủ yếu là năm báo cáo) và triển vọng của các năm tiếp theo.

Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán:

Dự toán thu là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện thu. Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ, tuân thủ các quy định của Nhà nước để bảo đảm hoạt động của đơn vị mình.

Quyết tốn các khoản thu:

Cuối năm, đơn vị phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức thu nộp, sau đó tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự toán thu đã được giao, rút ra những kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn thu, cơng tác xây dựng dự tốn và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

1.2.5.2. Quản lý chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

a) Nội dung chi trong ĐVSNCL

Các ĐVSNCL được phép chi theo các nội dung sau đây: - Các khoản chi thường xuyên gồm

+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí cơng đồn theo quy định; dịch vụ cơng cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

+ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cơng tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí cơng đồn theo quy định cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí; chi phí chuyên môn phục vụ công tác thu phí; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí,lệ phí.

+ Chi cho các hoạt động dịch vụ (không bao gồm hoạt động liên doanh, liên kết thành lập tổ chức riêng), gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định; nguyên, nhiên vật liệu, lao vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức (trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp thì lãi tiền huy động khơng được tính vào chi phí); chi các khoản thuếphải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).

- Các khoản chi không thường xuyên gồm

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; + Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi theo quy định; + Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; + Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

+ Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

b) Cơ chế sử dụng các nguồn tài chính

Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

- Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định.

- Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)