Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quảnlý hoạtđộng chovay khách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sơn la (Trang 46)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quảnlý hoạtđộng chovay khách

“Hoạt“động cho vay của NHTM đối với các DNVVN là mối quan hệ

37

lực của DN.Tuy nhiên NH và DN đều là các thành viên của nền kinh tế, được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật, do đó mọi quan hệ đều chịu sự điều chỉnh của cáccơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy có nhiều yếu tố khác nhau tác động tớihoạt động cho vay và quản lý hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN, bao gồm các yếu tố thuộc về bảnthân NH và các yếu tố khách quan khác.”“

1.4.1. Yếu tố bên ngồi ngân hàng

- Mơi trường chính trị, xã hội.

Ngân“hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của mơi trường chính trị và xã hội có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tiền đề để dân chúng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế. Về phía NHTM, khi chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong công tác quản lý hoạt động cho vay sẽ đưa ra được các kế hoạch, chính sách, biện pháp mang tính ổn định lâu dài, có hiệu quả từ đó tạo cơ hội mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN.”“

- Môi trường kinh tế.

Trong“lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngân hàng nói riêng rất dễ nhạy cảm với những biến động từ mơi trường kinh tế. Đó là các biến động của nền kinh tế như: Lạm phát, chu kì kinh tế, lãi suất, chỉ số giá cả, sự phát triển của khoa học công nghệ…Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN.“

Lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hố nói chung hay nói cách khác là đồng tiền sụt giảm giá trị. Còn đối với các DNVVN, lạm phát làm gia tăng chi phí đầu vào, tăng giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng. “

38

Bên cạnh đó, chu kì kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định, chính sách, kế hoạch trong hoạt động quản lý cho vay đối với DNVVN. Cụ thể, trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô cho vay, nhằm thu được mức lợi nhuận cao nhất. Ngược lại khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái sản xuất bị kìm hãm, lạm phát gia tăng thì nhu cầu vay vốn của các DNVVN giảm sút, khi đó các NHTM có xu hướng thu hẹp phạm vi đầu tư, nâng cao các tiêu chuẩn cho vay để hạn chế rủi ro xảy ra. “

Biến động lãi suất trên thị trường. Mức lãi suất mà ngân hàng cho vay đối với các DNVVN cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động lãi suất cho vay trên thị trường. Đồng thời nhân tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý cho vay của ngân hàng đối với DNVVN. Chẳng hạn khi lãi suất trên thị trường tăng buộc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay nói chung và lãi suất cho vay đối với DNVVN nói riêng để có thể trang trải chi phí huy động vốn và đạt được mức lợi nhuận dự kiến. Tuy nhiên khi lãi suất cho vay tăng lên sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận các DNVVN vay vốn. Thực tế này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này tác động ngược lại hoạt động quản lý cho vay, khiến các NHTM phải có những động thái cân bằng lại lãi suất cho vay để đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của ngân hàng và doanh nghiệp.”“

Như vậy nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt và mức lãi suất cho vay đối với DNVVN hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi để các chính sách, hoạch định trong cơng tác quản lý cho vay DNVVN của ngân hàng có hiệu quả, đảm bảo mức thu nhập ổn định và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngân hàng.“

- Môi trường pháp lý.

Môi“trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNVVN nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trị quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một mơi trường

39

kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo. Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay nói chung, cho vay DNVVN nói riêng của các NHTM.“

“Nhân tố pháp lý được hiểu là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp

luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ cho vay giữa các NHTM với DNVVN phải được pháp luật thừa nhận, tuân theo quy định cơ chế của pháp luật, nhằm đảm bảo hoạt động cho vay được lành mạnh, ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia và phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Những quy định pháp luật về cho vay DNVVN phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó sẽ tác động đến cơng tác quản lý hoạt động cho vay nói chung, cho vay DNVVN nói riêng có hiệu quả, ổn định hơn.”“

- Các yếu tố thuộc về DNVVN.

“Với tư cách là khách hàng vay vốn các DNVVN mong muốn được

đápứng đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh với thời hạn và mức lãi suấthợp lý, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởngtới công tác quản lý hoạt động cho vay DNVVN của các NHTM. Các nhân tố thuộc về DNVVN có thể kể đến:“

“+ Vốn tự có của doanh nghiệp: “Vốn tự có thể hiện khả năng tự chủ về

tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và khả năng chống đỡ rủi ro của doanh nghiệp. Nếu vốn tự có của doanh nghiệp q ít trong khi vốn vay quá lớn thể hiện khả năng tự chủ về tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp dễ bị động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời nợ đến hạn khó có khả năng thanh tốn.“

+ “Năng lực quản lý: Thể hiện ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh doanh. Nếu năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí các nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn bị thất thốt vì vậy khơng có khả năng trả nợ vay ngân hàng.“

40

“+ Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp: Một trong những nguyên tắc

cho vay của ngân hàng là doanh nghiệp vay vốn phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp doanh nghiệp sau khi nhận tiền vay cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích gây thất thốt vốn, do vậy khơng trả được nợ vay ngân hàng.“

“+ Về tài sản đảm bảo: Ngay từ đầu hầu hết các khoản vay ngân hàng tài

trợ cho các DNVVN đều có hai phương án trả nợ tách biệt là từ lợi nhuận và từ tài sản đảm bảo. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng được ngân hàng chấp nhận làm bảo đảm cho khoản vay mà chỉ những tài sản đủ tiêu chuẩn mới được ngân hàng chấp nhận. Bởi vì, đối với những tài sản quá cũ kĩ, lạc hậu, chất lượng kém hay có tranh chấp về quyền sở hữu thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi phát mại, có khi phải mất thêm chi phí cho việc xử lý tài sản.”“

“Như vậy các nhân tố từ phía DNVVN như vốn tự có của DN, khả năng

quản lý của chủ DN, tài sản bảo đảm của khoản vay, mục đích sử dụng vốn.. đều là những nhân tố mà trong hoạt động quản lý cho vay, các NHTM cần xem xét khi đưa ra các hoạch định, chính sách, cách thức thẩm định khách hàng… nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng.“

1.4.2. Yếu tố bên trong ngân hàng

“- Đạo đức nghề nghiệp và trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và

nhân viên ngân hàng.“

“Con“người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh

doanh nói chung, cịn nói đến hoạt động ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ cơng nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản cho vay có chất lượng, đạo đức nghề nghiệp yếu kém là một trong những nguyên nhân chính khi xem xét các khoản nợ có vấn đề.“

41

Nhờ có thơng tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay. Thông tin cho vay có thể thu thập được từ nguồn thơng tin sẵn có của ngân hàng từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật...”“

- Công tác tổ chức Ngân hàng.

Ngân“hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các nhân viên làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng lên. Điều này không chỉ tác động đến chất lượng cho vay mà tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng làm cho việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và an tồn các khoản cho vay.“

- Cơng tác kiểm sốt nội bộ.

Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, cơng tác cho vay mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng cho vay.”

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay.“

Trang“thiết bị tuy không là yếu tố cơ bản nhưng nó cũng góp phần đắc lực vào hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng xử lý thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời trên cơ sở đó ra những quyết định cho vay đúng đắn. “

Ngồi ra, cịn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN của NHTM như: năng lực và trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo ngân hàng, văn hóa của ngân hàng, nguồn lực của ngân hàng…”“

42

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN LA“ 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sơn La

2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Vietinbank chi nhánh Sơn La hiện nay gồm có 6 phịng/tổ chun mơn và 3 Phịng giao dịch với tổng số cán bộ công nhân viên là 56 người. Bao gồm: “ - Phịng Tổ chức hành chính - Phịng Tổng hợp - Phịng kế tốn giao dịch - Phòng khách hàng doanh nghiệp - Phòng Bán lẻ

- Tổ tiền tệ kho quỹ

- Phòng giao dịch Chiềng Lề - Phòng giao dịch số 1

- Phòng giao dịch Mai Sơn

Theo cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc gồm 03 người. Giám đốc là người chịu trách nhiệm, chỉ đạo hoạt động điều hành chung của Chi nhánh và trực tiếp chỉ đạo mảng khách hàng doanh nghiệp, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc.“

Các Phó giám đốc được phân công nhiệm vụ và phụ trách các mảng nghiệp vụ cụ thể, trong đó 01 Phó giám đốc phụ trách cơng tác bán lẻ, 01 Phó giám đốc phụ trách cơng tác hỗ trợ (kế tốn, tiền tệ kho quỹ, hành chính quản trị, tổng hợp). “

“Các phịng của chi nhánh được tổ chức sắp xếp, có sự phân định rõ các

chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Từ đó thực hiện chuyên mơn hố sâu trong từng lĩnh vực hoạt động của chi nhánh cụ thể:“

43

“Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCPCông Thương Việt

Nam – Chi nhánh Sơn La“

Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính

“ Tuy nhiên, sự phân chia này không phải là tuyệt đối vì các phịng đều có quan hệ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau. Như vậy, mỗi phòng của chi nhánh có sự độc lập tương đối, chuyên mơn hố trong lĩnh vực của mình để tham mưu từng phần cho Giám đốc trong các kế hoạch, các chính sách kinh doanh.“

Chức năng nhiệm vụ cơ bản

“Về chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh đó là: Thực hiện các nghiệp vụ

huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương, ủy quyền của Tổng Giám đốc và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.“

“Với tư cách là một thành viên thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Công Thương Việt Nam thì sự hình thành và phát triển cũng như chức năng,

Ban Giám đốc Khối hỗ trợ Phòng TCHC Phòng Tổng Hợp Khối KHDN Tổ tiền tệ kho quỹ Khối Bán Lẻ Phịng Bán Lẻ Phịng kế tốn Giao dịch Phịng Giao dịch Chiềng Lề Phòng giao

44

nhiệm vụ của Vietinbank chi nhánh Sơn La không tách khỏi sự đi lên và phát triển chung của toàn hệ thống. Các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các Phòng/tổ trong Chi nhánh đã được Ban giám đốc quy định cụ thể và chi tiết.“

“Với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định đó là huy động vốn, cho vay

và cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đã được Chi nhánh cung cấp cho các khách hàng trên địa bàn như các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, các sản phẩm cho vay SXKD KH DNVVN, cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án, các dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thẻ ATM, thẻ TDQT, các sản phẩm Ngân hàng điện tử với nhiều tính năng, đa dạng, tiện ích trong q trình triển khai hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, quảng bá thương hiệu,hình ảnh của VietinBank trên địa bàn tỉnh.“

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019

2.1.2.1. Tình hình cho vay

Bảng 2.1. Tình hình cho vay tại Vietinbank chi nhánh Sơn La (2017-2019)“

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ 2.800,1 100 3.221,1 100 3.925,4 100 Doanh nghiệp 2.168,8 67,0 2.474 76,8 3.078 78,4 Cá nhân, hộ gia đình 631,3 33,0 741,1 23,2 847,4 21,6

(Nguồn: Vietinbank chi nhánh Sơn La)

“Qua bảng 2.1 cho thấy, tổng dư nợ cho vay có sự tăng trưởng qua các

năm.Năm 2019 đạt 3.425,4 tỷ đồng, tăng 704.3 tỷ đồng tương đương với 25,9% so với năm 2018. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Vietinbank Sơn La. Năm 2019, tổng dư nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sơn la (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)