Hoạtđộng chovay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sơn la (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2. Hoạtđộng chovay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa

vừa và nhỏ“

1.2.2.1. Khái niệm

Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của NHTM. NHTM có thể tiến hành cho vay với nhiều đối tượng khách hàng như các cá nhân, các doanh nghiệp…Tuy nhiên tùy theo đối tượng vay vốn, khái niệm cho vay có thể được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Hiện nay, trong các đối tượng của NHTM thì DNVVN là đối tượng khách hàng có tiềm năng khá lớn, đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. “

Như vậy, hoạt động cho vay DNVVN của NHTM là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng thương mại cho DNVVN sử dụng một khoản tiền để dùng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.”“

Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại.“

Cho vay DNVVN là một trong những mục tiêu mở rộng tín dụng của các NHTM khơng chỉ ở các nước đang phát triển như nước ta mà ở các nước phát triển DNVVN cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường tiềm năng khi hầu hết các công ty lớn có uy tín trên thị trường đã chuyển hướng huy động vốn qua thi trường chứng khoán. Cho vay khách hàng DNVVN tại ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau:“

Thứ nhất, quy“mô khoản vay thường nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên do các DNVVN thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,... nên nhu cầu vay lớn, phong phú đa dạng.”“

Thứ hai, cho“vay DNVVN chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, những rủi ro đó xuất phát chính từ những đặc điểm của nó như:“

20

- Năng lực tài chính của DNVVN bị bó hẹp. Các DNVVN ln gặp khó khăn trong giai đoạn mới hình thành, phần lớn các DNVVN đều gặp phải khó khăn về vốn.“

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ của các DNVVN thường yếu kém, lạc hậu. “

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của DNVVN chưa cao. Các DNVVN thường thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Hơn nữa, nhiều cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản lý, trình độ chuyên môn, thậm chí trình độ văn hoá thấp,thiếu kinh nghiệm nhiều mặt từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường.“

- Thị trường của DNVVN thường nhỏ bé, không ổn định, lại phải chia sẻ với nhiều doanh nghiệp khác. Cùng với sự độc quyền của một số doanh nghiệp lớn khiến sức cạnh tranh của DNVVN lại càng giảm trên thị trường nội địa.“

- Các DNVVN thiếu sức phòng, tránh và chống các rủi ro. Càng có nhiều DNVVN ra đời thì càng có nhiều DNVVN phá sản. Trong những năm qua, nhà nước ln khuyến khích phát triển thành phần kinh tế ngồi quốc doanh vì thế các thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn, chi phí thấp hơn. Mặc dù có ưu thế linh hoạt song do khả năng tài chính bị hạn chế, khi có biến động lớn trên thị trường, các DNVVN dễ rơi vào tình trạng phá sản do khơng có đủ nguồn lực để khắc phục khó khăn. “

- Nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của DNVVN thường không đầy đủ, khơng chính xác và thiếu minh bạch. Khả năng lập các phương án sản xuất kinh doanh cịn yếu, tính thuyết phục chưa cao.”“

Thứ ba, cho“vay đối với DNVVN mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Các khoản vốn này chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất chứ chưa có tác dụng nâng cao, mở rộng năng lực sản xuất. Cho vay trung dài hạn đối với các DNVVN chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Và tỷ lệ nhỏ đó lại thuộc về đại đa

21

số các DNVVN thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước.”“

“1.2.2.2. Các hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại“

“Ngày nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng

DNVVN các NHTM đã khơng ngừng đa dạng hố các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu của thị trường. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, cho vay DNVVN của NHTM có thể được chia thành các loại như sau:“

“Thứ nhất, căn cứ vào thời gian cho vay, hình thức cho vay KH

DNVVN được chia làm hai loại:“

“Một là, Cho“vay ngắn hạn (dưới 12 tháng): Đây là hình thức phổ biến

nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động bị thiếu của DNVVN“

“Hai là, Cho vay trung và dài hạn (trên 12 tháng): chủ yếu là để mở

rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản... của DNVVN“

“Việc xác định thời hạn của các khoản vay nêu trên chỉ mang tính chất

tương đối, đồng thời việc phân định các khoản vay trung, dài hạn theo khoảng thời gian khác nhau tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia cụ thể.”“

“Thứ hai, căn cứ theo hình thức cấp tín dụng, hình thức cho vay KH

DNVVN được chia làm 6 loại:“

“Một là, Cho vay trực tiếp từng lần: Đây“là hình thức cho vay khá phổ

biến của ngân hàng đối với khách hàng có quan hệ khơng thường xun với Ngân hàng, có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, có nguồn thu thường không ổn định, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời để mở rộng sản xuất tại một số chu kỳ sản xuất kinh doanh. Mỗi khoản vay được lưu trữ thành các hồ sơ độc lập với sự kiểm sốt tách biệt từng hồ sơ đó.“

“Hai là, Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cho vay theo đó

ngân hàng kí một hợp đồng hạn mức tín dụng với khách hàng vay trong đó quy định những điều kiện cho vay cơ bản như số tiền hạn mức, doanh số cho vay, lãi suất, thời gian cho vay tối đa cho từng lần giải ngân, thời gian duy trì hạn mức... Dựa trên quy định của hạn mức tín dụng, khi phát sinh nhu cầu vay từng lần trong kì, khách hàng chỉ cần trình phương án sử dụng tiền vay,

22

cung cấp các chứng từ chứng minh phù hợp để đề nghị được ngân hàng giải ngân.”“

“Ba là, Cho vay đầu tư dự án: Là“việc ngân hàng cho vay nhằm đáp

ứng các nhu cầu hình thành tài sản cố định/bất động sản của doanh nghiệp như đầu tư mới, đầu tư mở rộng công suất, đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường, các khoản cho vay đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao, lợi nhuận của chính dự án cho vay và các nguồn thu hợp pháp khác của doanh nghiệp. “

“Bốn là, Cho vay theo hạn mức thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay

qua đó ngân hàng cho vay người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của minh đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ hình thức vay này.”“

“Năm là, Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thơng qua các tổ chức

trung gian. Các tổ chức này có thể nhận vài khâu của hoạt động cho vay từ ngân hàng hoặc đứng ra bảo lãnh cho các thành viên vay vốn. Hình thức cho vay này thường áp dụng với những món vay nhỏ, người vay phân tán hoặc cách xa ngân hàng. “

“Sáu là, Cho vay luân chuyển: là“nghiệp vụ cho vay dựa trên luân

chuyển của hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ uy tín với ngân hàng.”“

“Thứ ba, căn cứ vào biện pháp đảm bảo hay mức độ tín nhiệm của các

DNVVN“

“Mức độ tín nhiệm của DNVVN có ý nghĩa quan trọng đối với quyết

định cho vay của NHTM. Vì vậy, căn cứ vào mức độ tín nhiệm, cho vay ngân hàng được chia làm hai loại:“

“Một là, Cho“vay có đảm bảo bằng tài sản là các khoản cho vay mà

23

bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của bên đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba được ngân hàng chấp nhận. Hình thức này thường được áp dụng với khách hàng khơng có uy tín cao đối với ngân hàng, khách hàng vay vốn lần đầu… Sự đảm bảo này được ngân hàng xem như nguồn thu nợ bổ sung trong quá trình cho vay.“

“Hai là, cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản là các khoản cho vay

mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của bên vay không được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố thế chấp, tài sản hình thanh từ vốn vay của bên đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Hình thức này thường được áp dụng đối với các khách hàng quen thuộc, có uy tín với ngân hàng trong quan hệ tín dụng, có tình hình tài chính lành mạnh, quản trị điều hành doanh nghiệp có hiệu quả…”“

Ngồi ra cịn có một số cách phân loại khác như:

- Theo đồng tiền cho vay: cho vay nội tệ; cho vay ngoại tệ.

- Theo tính chất cung ứng vốn: cho vay bổ sung vốn; cho vay trên tài sản.

- Theo đối tượng vốn vay: cho vay trực tiếp; cho vay gián tiếp.

- Theo phương thức trả nợ: cho vay hoàn trả một lần; cho vay hoàn trả nhiều lần.“

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sơn la (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)