Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

1.1.3.1. Khái niệm

Trên cơ sở khái niệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở trên, chúng ta có thể xem xét khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ nhƣ sau:

Quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ là sự tác động có hƣớng đích, có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc lên hệ thống chợ thông qua việc sử dụng các công cụ, chính sách, nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý nhằm đạt đƣợc mục

tiêu phát triển hệ thống chợ đã đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.

1.1.3.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

- Vai trò định hƣớng, hƣớng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ

Nhà nƣớc định hƣớng, hƣớng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng của các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ cho sự phát triển hệ thống chợ.

Nhà nƣớc định hƣớng, hƣớng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ thông qua các quy hoạch, đề án phát triển, kế hoạch và chính sách phát triển chợ. Trên cơ sở đó, chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ ra quyết định đầu tƣ xây dựng, kinh doanh khai thác quản lý, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả, phù hợp.

Vai trò định hƣớng, hƣớng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ quyết định sự phân bố và phát triển mạng lƣới chợ về quy mô, số lƣợng, cơ cấu chủng loại mặt hàng kinh doanh tại các chợ trong hệ thống.

Nhà nƣớc cần có định hƣớng, hƣớng dẫn hiệu quả thơng qua luật pháp, các văn bản quy hoạch, kế hoạch hóa, chính sách phát triển và quản lý chợ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và địa phƣơng nói riêng để phát huy các nguồn lực đạt đƣợc các mục tiêu quản lý.

- Vai trò tạo lập môi trƣờng kinh doanh và cạnh tranh

Thông qua luật pháp, các chính sách phát triển và quản lý chợ, các thủ tục hành chính, nhà nƣớc kiến tạo mơi trƣờng hoạt động, thu hút, khuyến khích các nhà đầu tƣ xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, các hộ tiểu thƣơng tại các chợ hoạt động hiệu quả phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, đảm báo tính cạnh tranh, tính cơng bằng của các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ nhƣ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

- Vai trò hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ và giải quyết tranh chấp.

pháp, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển chợ, Nhà nƣớc thực hiện hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ về cơ sở hạ tầng nhƣ các hạng mục đƣờng giao thơng, các chƣơng trình đào tạo nhân lực quản lý hệ thống chợ, chƣơng trình đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp, các hộ tiểu thƣơng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm…Đồng thời, công bố quy hoạch mạng lƣới chợ, phổ biến cơ chế chính sách thu hút, ƣu đãi đầu tƣ xây dựng chợ, hƣớng dẫn thủ tục hành chính trong q trình các chủ thể tham gia hoạt động trong hệ thống chợ.Ngoài ra theo dõi, , xử lý tranh chấp giữa các nhà đầu tƣ, nhà đầu tƣ với cáchộ tiểu thƣơng, giữa các hộ tiểu thƣơng với nhau giữa tiểu thƣơng và khách hàng… trong phạm vi chợ.

- Vai trò điều tiết quan hệ thị trƣờng, các hoạt động thƣơng mại trong hệ thống chợ.

Nhà nƣớc hƣớng dẫn, khuyến khích thu hút các nhà đầu tƣ xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý chợ. Ngoài ra, nhà nƣớc thực hiện hƣớng dẫn các, các hộ tiểu thƣơng tham gia kinh doanh, ngƣời tiêu dùng thực hiện các hoạt động tại các chợ.

- Vai trò giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp, chính sách quản lý đối với hệ thống chợ.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ thực hiện giám sát, kiểm tra, phát hiện sai lệch, những mâu thuẫn hoặc bất hợp lý trong thực thi chính sách, pháp luật đối với phát triển và quản lý chợ.

Kiểm soát và điếu chỉnh mục tiêu phát triển và quản lý chợ địi hỏi cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan một cách hợp lý để phát huy tính đồng bộ, hiệu quả của cơng tác quản lý nhà nƣớc.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra đƣợc tiến hành định kỳ và đột xuất góp phần quản lý hiệu quả các hoạt động tham gia đầu tƣ xây dựng chợ, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao văn mình thƣơng mại, đáp ứng mục tiêu quản lý.

1.1.3.3 Chủ thể quản lý, phạm vi quản lý cấp tỉnh đối với chợ loại 1

Thƣơng, hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý chợ (hợp nhất Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ ( gọi tắt là Nghị định 02) về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ gọi tắt là Nghị định 114) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02) quy định nhƣ sau:

a. Trách nhiệm của các Bộ, ngành a1) Bộ Cơng Thương

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách và phƣơng hƣớng về phát triển và quản lý hoạt động chợ.

- Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý chợ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

- Ban hành Nội quy chợ mẫu và các văn bản hƣớng dẫn về quản lý hoạt động kinh doanh chợ.

- Quy định cụ thể và hƣớng dẫn chế độ báo cáo hoạt động chợ. - Chỉ đạo việc tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ.

- Chỉ đạo việc khen thƣởng, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và Nội quy chợ. - Xây dựng, trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển chợ trong từng thời kỳ và hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện;

- Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên phạm vi toàn quốc;

- Hƣớng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ, ban hành các quy định cụ thể về phát triển, quản lý và khai thác chợ phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.”

a2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thương và Bộ, ngành liên quan:

- Xem xét, tổng hợp kế hoạch đầu tƣ xây dựng chợ hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng để bố trí vốn hỗ trợ đầu tƣ chợ từ ngân sách trung ƣơng theo quy định của Nghị định này; trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo quy định hiện hành;

- Hƣớng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng chợ từ ngân sách nhà nƣớc và chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này.

a3) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ, ngành liên quan:

- Hƣớng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ, doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ;

- Hƣớng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho việc chuyển đổi các ban quản lý chợ (đối với các loại chợ do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ đầu tƣ) sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.

a4) Bộ Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, ngành liên quan hƣớng dẫn chế độ đối với cán bộ, nhân viên thuộc ban quản lý chợ trong biên chế nhà nƣớc khi chuyển sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ.

a5) Bộ Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thƣơng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn - thiết kế các loại hình và cấp độ chợ.

a6) Bộ Tài ngun & Mơi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan:

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất và sử dụng đất để đầu tƣ xây dựng chợ;

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trƣờng tại chợ.

a7) Bộ Y tế:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng Thƣơng và các Bộ, ngành liên quan hƣớng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hƣớng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong cơng tác phịng cháy, chữa cháy tại chợ.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thƣơng và các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến trong khu vực kinh tế tập thể về pháp luật, chính sách phát triển, quản lý chợ và mơ hình hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ hoạt động có hiệu quả.

b) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc lập Quy hoạch phát triển chợ, quản lý đầu tƣ xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tƣ xây dựng cơ bản, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về chợ và các quy định sau:

b1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.

- Quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với những chợ hạng 148 (do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành.

- Quy định cụ thể về việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

- Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Công Thƣơng ban hành và phê duyệt nội quy của các chợ hạng 1.

- Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ.

- Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phƣơng, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển mạng lƣới chợ;

- Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tƣ xây dựng chợ hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nƣớc và của từng địa phƣơng; chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này, đồng thời sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ chợ từ ngân sách trung ƣơng;

chợ hạng 1 do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

- Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

b2) Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3 (do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành.

- Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ hạng 2 và 3.

- Bộ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện.

b3) Ủy ban nhân dân cấp xã:

Có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phƣơng án chuyển đổi ban quản lý hoặc tổ quản lý các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh) quản lý chợ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện quản lý các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 31)