Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng về quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng

2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng

Quy hoạch hệ thống chợ đƣợc nâng cấp, cải tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hƣớng đến năm 2030 với tổng số 87 chợ.

Quy hoạch hệ thống chợ hiện trạng đƣợc di chuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hƣớng đến năm 2030 với tổng số 16 chợ.

Quy hoạch hệ thống chợ xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hƣớng đến năm 2030 với tổng số 56 chợ.

Số lƣợng chợ sẽ tiến hành xóa bỏ địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 định hƣớng đến năm 2030 với tổng số 03 chợ.

2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

Theo quyết định 3340/QĐ-UBND, ngày 31/12/2014 của UBND Tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, quy định trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nƣớc về chợ trên địa bàn tỉnh nhƣ sau.

2.2.3.1. Sở Cơng Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông và các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh thƣờng xuyên phổ biến, tuyên truyền và công bố công khai Quy hoạch để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ biết, thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phƣơng triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Phối hợp thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng chợ về quy mô, kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tham gia ý kiến vào xây dựng các dự án chợ đầu mối và chợ hạng I trên địa bàn tỉnh.

- Tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách về phát triển và quản lý chợ theo từng giai đoạn.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý công tác đầu tƣ xây dựng; chuyển đổi mơ hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; công tác quản lý đối với hoạt động chợ trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

- Xem xét các chợ có nhu cầu xây dựng trƣớc thời gian phân kỳ Quy hoạch, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2.2.3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phƣơng liên quan chủ động đề xuất cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tƣ vào xây dựng chợ. Trên cơ sở các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tƣ vào địa phƣơng theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, hƣớng dẫn cụ thể và chi tiết đối với từng loại hình trên từng địa bàn cụ thể.

2.2.3.3. Sở Xây dựng:

Khi tham gia vào thiết kế cơ sở các dự án đầu tƣ xây dựng chợ, có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra việc Quy hoạch (các hạng chợ), thiết kế trên cơ sở đảm bảo theo quy định tại Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 9221: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế” và Quy hoạch, Kế hoạch phát triển hệ thống chợ đƣợc phê duyệt. Phối hợp với Sở Công Thƣơng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp công tác quản lý đầu tƣ xây dựng chợ cho các huyện, thị xã, thành phố.

2.2.3.4. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tham mƣu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đơn giá bán và cho thuê đất, tài sản trên đất tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Công Thƣơng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp phê duyệt phí, lệ phí chợ trên địa bàn cho các huyện, thị xã, thành phố.

2.2.3.5. Sở Giao thông Vận tải:

Căn cứ quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông và thực trạng hạ tầng giao thơng, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hƣớng dẫn, kiểm tra các chợ trên địa bàn tỉnh, thực hiện quy định về đấu nối giao thông, hành lang đƣờng bộ, đảm bảo an tồn giao thơng.

2.2.3.6. Sở Tài ngun và Mơi trường:

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống chợ, bố trí quỹ đất để xây dựng chợ. Hƣớng dẫn trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng chợ; hƣớng dẫn trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, hợp

đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện hành;

- Chủ trì, phối hợp với các địa phƣơng xác định nhu cầu sử dụng đất chợ theo quy hoạch điều chỉnh sau khi đƣợc phê duyệt để bổ sung quỹ đất chợ vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở giao đất, cho thuê đất theo quy định. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách sử dụng đất thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.

2.2.3.7. Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện kiểm tra phép đo, hàng đóng gói sẵn theo định lƣợng. Kiểm tra nhãn hiệu hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa lƣu thơng trên địa bàn tỉnh và hàng hóa xuất khẩu.

2.2.3.8. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế tại các Ban quản lý chợ. Phối hợp với Sở Công Thƣơng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp về nội dung liên quan đến thành lập, giải thể, chuyển đổi mơ hình Ban quản lý chợ cho các huyện, thị xã, thành phố.

2.2.3.9. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền các nội dung liên quan đến Quy hoạch, chƣơng trình phát triển chợ của tỉnh; đồng thời tăng cƣờng đƣa tin về các nội dung liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và của Tỉnh về chợ đến đông đảo tầng lớp nhân dân, góp phần thu hút nguồn lực đầu tƣ xã hội và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tƣ xây dựng chợ.

2.2.3.10. Ban Xây dựng Nông thôn mới:

Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hƣớng dẫn các địa phƣơng trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh liên quan đến tiêu chí số 7 về chợ nông thôn.

2.2.3.11. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư:

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hƣớng dẫn triển khai thủ tục đầu tƣ các dự án theo quy định.

2.2.3.12. Công an tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự xã hội trong quản lý hoạt động chợ.

2.2.3.13. Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy trong quản lý hoạt động chợ. Tham gia thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị phòng cháy chống cháy trong các dự án đầu tƣ xây dựng chợ.

2.2.3.14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp với Sở Công Thƣơng tổ chức thực hiện Quy hoạch; quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng chợ một cách hiệu quả; phối hợp với Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ trên địa bàn, tổ chức thực hiện đầu tƣ, nâng cấp cải tạo, chuyển đổi mơ hình hệ thống chợ. Thực hiện nghiêm các quy định của nhà nƣớc trong quá trình quản lý thực hiện đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cải tạo và di chuyển chợ, đặc biệt trong việc lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân;

- Bố trí quỹ đất xây dựng chợ theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, quản lý các hoạt động kinh doanh trong chợ, bảo đảm trật tự, văn minh xung quanh khu vực chợ.

- Thực hiện đúng các quy định của nhà nƣớc và các nội dung theo phân cấp trong quản lý công tác đầu tƣ xây dựng chợ; chuyển đổi mơ hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; công tác quản lý đối với hoạt động của các chợ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)