Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cập được cải cách theo hướng tổ chức tập trung 4 chức năng, gồm: Tuyên truyền - hỗ trợ NNT; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT do đội tuyên truyền đảm nhiệm: Hỗ trợ người nộp thuế và chính sách về chính sách, hướng dẫn người nộp thuế kê khai, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định.Muốn được triển khai và thi hành một cách sâu rộng và có hiệu quả thì địi hỏi việc tun truyền, giáo dục và phổ biến các quy định pháp luật đó tới tất cả mọi tầng lớp người dân trong Xã hội phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên. Pháp luật thuế thu nhập cá nhân cũng vây, trên cơ sở đã được cơ quan quyền lực Nhà nước phê chuẩn và ban hành, việc đưa các phương pháp tính thuế, nộp thuế, cách thức kê khai, đăng ký, cấp mã số thuế cá nhân… phải được phổ cập tới mọi đối tượng nộp thuế - cũng là nhằm nâng cao kiến thức và ý thức tự giác chấp hành của mọi người trong việc chấp hành Luật thuế thu nhập cá nhân, tăng thu ngân sách Nhà nước, phục vụ hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề của kinh tế - xã hội .
1.2.3.1 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT được xem là việc CQT sử dụng các hình thức, phương tiện để cung cấp, truyền bá thông tin về pháp luật thuế đến mọi người dân nhằm giúp họ hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của việc nộp thuế; quyền và
Thanh tra kiểm tra thuế Người nộp thuế Đăng ký thuế cấp mã số thuế Kê khai thuế Nộp thuế Quyết toán thuế Hoàn thuế
nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế. Đây chính là khâu đầu tiên và có vai trị quan trọng trong quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế TNCN nói riêng. Làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT có thể coi là bước đệm quan trọng giúp CQT thực thi niệm vụ thu của mình, giúp ngăn ngừa, hạn chế các sai phạm về pháp luật thuế.
Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế có hai hình thức tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền gián tiếp:
Tuyên truyền trực tiếp: Cơ quan thuế bố trí một số cán bộ thích hợp, có đủ
trình độ năng lực, chuyên môn về thuế, phẩm chất đạo đức tốt để tiếp xúc với NNT, trả lời các vướng mắc, hướng dẫn NNT thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị đối thoại, tọa đàm với các doanh nghiệp: thơng qua đó phổ biến các chính sách về thuế mới, nắm bắt được khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong q trình thi hành chính sách pháp luật thuế, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho NNT, từ đó kiến nghị, sửa đổi, hồn thiện chính sách thuế.
Tuyên truyền gián tiếp: Tuyên truyền chính sách pháp luật thuế qua các
phương tiện truyền thông đại chúng như báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet...
+ Phát hành rộng rãi các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn về thuế, sổ tay luật thuế..
Tuyên truyền phổ biến chính sách thuế TNCN: Tích cực tuyên truyền pháp
luật về thuế bằng nhiều hình thức: phát sóng truyền hình, truyền thanh, tun truyền thơng tin về thuế qua việc cấp phát tờ rơi, đồng thời tập huấn chính sách thuế mới. Ngồi các hình thức trên, chi cục thuế còn phối hợp với đài phát thanh xã phường để tuyên truyền, dựng các panơ, áp phích, băng rơn, khẩu hiệu tuyên truyền nhằm động viên mọi người dân tích cực nộp thuế đúng và đủ cho nhà nước.
1.2.3.2 Đăng ký, cấp và sử dụng mã số thuế
Quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế bao gồm việc hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế. Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin cá nhân thuế theo mẫu quy định và nộp tờ
khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo các quy định của pháp luật.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế, cập nhật các thông tin thay đổi của NNT vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế, cập nhật tình trạng hoạt động của NNT theo quy định của pháp luật.
Theo cơ chế tự khai, tự nộp, tất cả NNT đều phải có trách nhiệm chủ động đăng ký cấp mã số thuế cho mình. Các cá nhân thuộc đối tượng phải nộp thuế TNCN có trách nhiệm chủ động đăng ký cấp mã số thuế, tự kê khai mức thu nhập và đóng góp thuế thu nhập theo đúng quy định. Việc đăng ký MST cá nhân, kê khai thuế TNCN của NNT có thể được thực hiện thông qua tổ chức chi trả thu nhập hoặc cá nhân trực tiếp thực hiện.
Trong công tác đăng ký cấp mã số thuế cá nhân, nếu hoạt động quản lý nhà nước tốt sẽ giúp việc dự báo hướng nguồn thu và lập dự tốn có hiệu quả. Thông qua cơng tác này, cơ quan quản lý có được các số liệu phản ánh tình hình chung về người nộp thuế, từ đó triển khai các biện pháp đơn đốc, thu thuế hợp lý.
Tồn bộ hồ sơ về đối tượng nộp thuế sẽ được cập nhật vào phân hệ quản lý thuế tập trung TMS. Khi cần kiểm tra một đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý chỉ cần tra Mã số thuế của đối tượng đó, nhờ đó tránh được tình trạng bỏ sót các đối tượng nộp thuế, đồng thời đảm bảo được sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.
1.2.3.3 Quản lý kê khai, nộp thuế
Quy trình quản lý nghĩa vụ kê khai thuế TNCN được thiết kế xây dựng, nhằm hỗ trợ cơ quan thuế theo dõi, giám sát NNT, thực hiện các thủ tục hành chính về khai thuế TNCN đầy đủ, đúng thời hạn. Nghĩa vụ kê khai thuế được xác định sau khi NNT đăng ký và được cấp mã số thuế.
Người thực hiện nghĩa vụ khai thuế thu nhập cá nhân là các tổ chức, cá nhân trả thu nhập và các cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN. Theo quy định của pháp luật, đến thời hạn kê khai thuế, người nộp thuế phải có nghĩa vụ kê khai số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp không phát sinh nghĩa vụ thuế
hoặc đang thuộc diện hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
Thời hạn kê khai thuế ảnh hưởng đến thời hạn xác định nghĩa vụ nộp thuế của NNT. Tuỳ thuộc vào đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân và khoản thu nhập chịu thuế mà thời hạn khai thuế là khác nhau.
Trong một số trường hợp đặc biệt, NNT có thể được gia hạn hồ sơ khai thuế. Khi đó, thời hạn kê khai thuế là thời hạn được gia hạn hồ sơ khai thuế. Sau khi nộp tờ khai thuế và xác định được số thuế phải nộp, NNT tiến hành nộp tiền thuế vào NSNN. Đối với người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng thì quản lý thông qua tổ chức chi trả thu nhập. Các tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp thuế thay cho người lao động trong tổ chức của mình. Cịn đối với hộ kinh doanh và các cá nhân hành nghề tự do, tự kê khai, quyết tốn và nộp thuế cho chính mình.
1.2.3.4 Quản lý q trình quyết tốn thuế và hồn thuế
Việc quyết toán thuế cho từng NNT là cần thiết. Việc này sẽ giúp cơ quan thuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tượng, qua đó có thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc chính cơ quan thuế cũng có thể sử dụng trong việc phân tích và đánh giá về chính sách thuế khả năng nộp thuế của dân cư.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
Tổ chức chi trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền cơng có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có uỷ quyền khơng phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay khơng phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì khơng phải khai quyết toán thuế TNCN.
Thời hạn cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết tốn thuế;
Việc hồn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
+) Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết tốn thay thì việc hồn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hồn thuế nếu có đề nghị hồn trả.
+) Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hồn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
+)Trường hợp cá nhân có phát sinh hồn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì khơng áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết tốn thuế quá thời hạn.
Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơ quan thuế có thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua việc so sánh mức thuế thu nhập nộp giữa các năm với nhau. Quyết toán thuế đối với thu nhập thường xuyên được thực hiện theo năm dương lịch. Cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập, thu nhập chịu thuế trong năm thực hiện kê khai thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán.
1.2.4 Kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện huyện
1.2.4.1 Thanh kiểm tra thuế thu nhập cá nhân
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế TNCN. Thanh, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế chuyên ngành. Đối tượng thanh, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TNCN cho Nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh, kiểm tra thuế TNCN là phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm nhằm giảm bớt
những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN.
Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hồn khơng đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.
Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra tại trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ sở NNT.
Việc kiểm tra tại trụ sở CQT được tiến hành nhằm mục đích đánh giá thường xuyên sự tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Công chức thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong HSKT để phân tích, đánh giá tình hình tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn đến việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế. Trong trường hợp phát hiện HSKT chưa đầy đủ hoặc nội dung khai chưa đúng, cần xác minh, CQT sẽ yêu cầu NNT bổ sung thông tin, tài liệu, giải trình số liệu đã kê khai.
Việc kiểm tra tại trụ sở NNT được CQT tiến hành trong các tình huống sau: NNT khơng kê khai bổ sung HSKT, giai trình bổ sung thơng tin tài liệu theo thông báo của CQT hoặc có giải trình, khai bổ sung HSKT nhưng không chứng minh được số liệu đã kê khai là đúng; NNT thuộc đối tượng rủi ro cao về thuế; kiểm tra
theo kế hoạch , chuyên để; kiểm tra trước hoàn thuế và sau hoàn thuế theo quy định của pháp luật; kiểm tra đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, giải thể...Đoàn kiểm tra thuế tiến hành thực hiện các nội dung trong quyết định kiểm tra theo đúng quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục thuế ban hành. Công chức quản lý thuế thự hiện lập biên bản xác nhận số liệu, lập biên bản kiểm tra thuế, báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng CQT; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
Thanh tra, kiểm tra thuế được coi là hoạt động hữu ích để phịng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chống thất thu thuế, tăng nguồn thu NSNN.
1.2.4.2 Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế TNCN nói riêng nhằm tăng cường hiệu quả thu NSNN, đảm bảo các khoản tiền thuế phát sinh của NNT đều được huy động vào NSNN. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được hiểu là việc CQT xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của NNT có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế. Công tác quản lý nợ được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế được ban hành kèm quyết định 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế.
Cơ quan quản lý thuế các cấp thực hiện rà sốt, đối chiếu để xác định chính xác số nợ thuế theo tháng, quý. Phân loại cụ thể số nợ thuế theo các tiêu thức đã quy định của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn của Tổng cục Thuế, trên cơ sở đó, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp xử lý nợ cụ thể đối với từng loại nợ thuế: đôn đốc thu nợ (gọi điện thoại, email, ban hành thơng báo nợ...); trình thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp; Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ.
Việc thực hiện quy trình quản lý nợ thuế, bộ phận quản lý nợ đề xuất, giúp lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hành lang pháp lý về