3.1 .1Quan điểm quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
3.2. Một số giải phápvề quản lýthuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Mai Sơn,
3.2.4 Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quản lýthuế thu nhập cá nhân trên địa
địa bàn cấp huyện
Cùng với việc hoàn thiện cơ chế tự khai nộp thuế thì cơng tác kiểm tra xử lý vi phạm cần được đẩy mạnh, đòi hỏi cơ quan thuế tập trung lực lượng lớn vào việc tuyên truyền thanh tra việc chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quan quản lý lao động... để bắt kịp thời thông tin về đối tượng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập, có biện pháp phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm khác nhau để thanh tra kiểm tra một cách hiệu quả.
Kiểm tra thuế sẽ làm nhiệm vụ phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, những sai phạm chính cơ quan thuế của các cán bộ thuế. Đồng thời kiểm tra
thuế cũng giúp cơ quan thuế tìm ra những sơ hở, hạn chế trong chính sách thuế. Những sở hở đó sẽ tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trốn thuế. Việc thanh tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của đối tượng nộp thuế, tăng tính nghiêm túc của cơ quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được các trường hợp thông đồng cấu kết giữa cán bộ thuế với người nộp thuế.
Để đảm bảo tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật thuế, loại trừ mọi hành vi gian lận thuế, trốn thuế của NNT, tạo tính răn đe trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của NNT, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Để nâng cao hiệu quả thu thuế TNCN, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN cần được đẩy mạnh. Để làm được điều đó, địi hỏi cơ quan thuế phải:
- Tập trung lực lượng lớn vào công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật thuế. Xây dựng lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế có trình độ chun sâu về thuế, kế toàn tài chính, có kiến thức về ngoại ngữ, tin học và có phẩm chất đạo đức tốt. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong ngành nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp cho lực lượng cán bộ công chức thanh tra, kiểm tra thuế.
- Tăng cường thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất và toàn diện về doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế. Những thông tin cơ bản về doanh nghiệp gồm: thông tin về đặc điểm, quy mô, kết quả SXKD, thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin về nộp thuế và vi phạm pháp luật thuế…
- Xây dựng các cơng cụ phân tích rủi ro về thuế, đánh giá lựa chọn các doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro về thuế cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra: tiếp tục hoàn thiện và phát triển các ứng dụng tin học, tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế có thể khai thác thông tin về NNT một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Các ứng dụng tin học hỗ trợ cần xây dựng theo kiến trúc tin học dạng mở, cung cấp cơ sở dữ liệu tích hợp và các ứng dụng cơ bản làm cơng cụ tính tốn và
phân tích dữ liệu dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra.
- Thường xuyên kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của NNT tại trụ sở CQT để đánh giá tình trạng kê khai, tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT đồng thời tìm ra các dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra,kiểm tra theo chuyên đề.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc thống kê nguồn thu nhập của NNT, đề cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế. Với đặc trưng của thuế TNCN, trước hết, phải nói đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế với BHXH, với ngân hàng và Kho bạc Nhà nước.
- Xây dựng các chuyên đề thanh tra, tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thanh tra theo chuyên đề và phổ biến kinh nghiệm trong công tác thanh tra. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng thanh tra theo chuyên ngành cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
- Công bố kịp thời và rộng rãi kết quả thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, khả năng khó che dấu hành vi vi phạm pháp luật thuế.
Ngoài những công tác thanh tra kiểm tra thuế ra chi cục thuế Mai sơn còn cần đẩy mạnh một số biện pháp để hạn chế những hành vi, vi phạm thuế như sau:
Lập kế hoạch và chuẩn bị công tác kiểm tra. Việc lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra thuế, từ đó đưa vào kế hoạch kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tiến hành kiểm tra. Nếu công tác chuẩn bị kiểm tra thuế càng kỹ lưỡng, thu thập được càng nhiều thông tin về đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra sẽ giúp cho công tác kiểm tra thuận lợi, hiệu quả công tác kiểm tra thuế càng cao và ngược lại.
Ngồi ra, trong q trình kiểm tra, thanh tra thuế tại đơn vị, DN, bên cạnh việc kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm trong việc kê khai nộp thuế, các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những chính sách thuế mới đến DN, tăng cường đôn đốc DN thực hiện nộp các khoản nợ đọng vào NSNN, bao gồm nợ đọng qua công tác thanh tra kiểm tra và nợ phát sinh qua kê khai.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong công tác chống thất thu; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận trốn thuế, đặc biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, điều tra xác minh các trường hợp khơng cịn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh nhưng còn nợ thuế… từ đó làm tăng tính hiệu quả các giải pháp chống thất thu thuế, góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khách quan, cơng bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với mọi cá nhân, tổ chức, DN.
- Về việc đánh giá công tác quản lý thu thuế:
Đánh giá công tác quản lý thu thuế nói chung và thu thuế HKD nói riêng thơng qua các nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả quản lý thu thuế.
Ngồi các tiêu chí định tính đánh giá về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Mai Sơn, cần thực hiện đánh giá thông qua tiêu chí định lượng bằng cách xây dựng các nhóm tiêu chí và thực hiện chấm điểm. Bằng cách này sẽ làm cho Lãnh đạo chị cục nhận thấy được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý thuê thuế thu nhập cá nhân, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu thuế nói chung và cơng tác thu thuế thu nhập cá nhân nói riêng tại Chi cục thuế, quá trình đánh giá thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính tốn các tiêu chí đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế
theo chức năng.
Mỗi chức năng phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế theo các nội dưng cơ bản sau
Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác lập dự toán thu thuế: với các biến số
Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế (hay công
tác tuyên truyền hỗ trợ) : với các biến số .
Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lsy đăng ký, kê khai thuế: với biến số .
Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế
Ngồi các nhóm tiêu chí nêu trên, có thể sử dụng thêm một số tiêu chí đánh
giá tổng hợp như sau: với các biến số .
Bước 2: Thực hiện phương pháp cho điểm tính tốn hiệu quả theo chức năng
mỗi chức năng là 100 điểm, mỗi biến số của từng chức năng có số điểm tối đa là 100 /I của Xi (hoặc Zi, Yi, Ni, Mi ). Theo đó quy định từng đoạn tỷ lệ cho mỗi biến số tương ứng với mỗi số điểm từ 0 đến 100/I. Có thể hình dung ma trận sau:
Trong đó:
- Xi là biến số thứ i (như đã nếu trên)
- aj là đoạn tỷ lệ thứ j của từng biến số (ví dụ: biến số thứ 4 chức năng 1
chia làm 4 đoạn – tăng trưởng thu nhập từ 0-5% ;à 5 điểm, từ 6-10% là 10 điểm, từ 11-15% là 15 điểm, từ 16-20% là 20 điểm, từ 21% trở lên là 25 điểm).
- là điểm số của biến số I tương ứng với đoạn tỷ lệ j (ví dụ trên)
Do vậy điểm số của từng chức năng tương ứng sẽ là:
Bước 3: Thực hiện đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập cá
nhân của Chi cục thuế.
Căn cứ vào số điểm của từng nhóm để tổng hợp và tính tốn thành điểm phản ánh công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế.
Đồng thời quy định thêm một số tiêu chí định tính (khơng thể lượng hóa được) phù hợp với tính chất và điều kiện hoạt động trong từng thời kỳ để tính điểm thưởng cho hoạt động của Chi cục thuế.
Theo đó tổng số điểm để đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân của chi cục thuế huyện Mai Sơn.
Trong đó: là tổng số điểm thưởng và trừ khi thực hiện các tiêu chí định
Thông qua đánh giá tiêu chí F, Lãnh đạo Chi cục thuế huyện Mai Sơn sẽ có được những nhận định rõ ràng hơn về cơng tác quản lý thu thuế nói chung và cơng tác quản lý thu thuế HKD nói riêng, từ đó đưa ra trọng tâm trong công tác quản lý thuế. Từng bước hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế.