Kinh nghiệm kiểm soát chi của một số quận, huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đông anh (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi của một số quận, huyện

1.3.1.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên đối của Kho bạc Nhà nước Mê Linh – Hà Nội

Việc kiểm soát một số khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Mê Linh đã đạt được những thành cơng đáng kể như: Kiểm sốt chi đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát nghị quyết của HĐND huyện và trên cơ sở tình hình thực tế kinh tế- xã hội của địa phương. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện ngày càng minh bạch, công khai. Nhưng bên cạnh đó KBNN mới chỉ kiểm tra đôn đốc các đơn vị hoàn tất các thủ tục theo quy định để cấp phát, thanh tốn. KBNN chưa phối hợp với Phịng tài chính để xuống trực tiếp các đơn vị sử dụng NSNN kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí được cấp. Thực tế, có nhiều khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN không đúng định mức tiêu chuẩn, nghĩa là dự tốn được duyệt khơng sát với thực tế chi tiêu của đơn vị. Việc giao dự tốn NSNN cịn chậm, tại đây thường hết q 1 thì dự tốn mới được giao đầy đủ. Trình độ cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính nói chung và quản lý NSNN nói riêng cịn bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là khối xã và các đơn vị sự nghiệp như các trường mầm non, các trạm y tế…. Phần lớn cán bộ làm cơng tác kế tốn tại các đơn vị này mới qua đào tạo trung cấp, nghiệp vụ còn rất yếu. Mặt khác họ còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác của cơ quan do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành quỹ NSNN.

Hiện nay KBNN thực hiện cấp phát NSNN cho các đơn vị thụ hưởng dưới hai hình thức cấp phát theo dự tốn và cấp phát bằng lệnh chi tiền. Cấp phát bằng lệnh chi tiền khi đó tiền của NSNN huyện được chuyển thẳng vào các tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tồn quỹ NSNN giảm. Vì nếu như đơn vị chưa sử dụng ngay khoản tiền đó thì việc tồn quỹ NSNN giảm thực chất là nguồn ngân sách bị tồn đọng trên tài khoản tiền gửi KBNN hay ngân hàng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản chi của NSNN, gây ra sự căng thẳng giả tạo đối với quỹ ngân sách huyện.

Có nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia trong q trình quản lý và kiểm sốt chi thường xun, thúc đẩy q trình kiểm sốt trở nên mình bạch, việc phân định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan cũng trở nên rõ ràng, nhưng tình trạng giành quyền và đùn đẩy trách nhiệm, theo đó là nạn quan liêu, cửa quyền trong quản lý. Cụ thể trong cấp phát NSNN qua KBNN với hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền thì kiểm sốt chi do phịng tài chính chịu trách nhiệm, KBNN khơng thực hiện kiểm sốt. Việc phân cấp cơng tác kiểm soát chi vừa phân tán vừa chồng chéo, không khách quan trong những khoản chi bằng lệnh chi tiền làm giảm hiệu quả của cơng tác quản lý tài chính Nhà nước (Nguyễn Thị Vân Anh, 2019 – Trường đại học tài chính ngân hàng Hà Nội)

1.3.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua KBNN Sơn Tây, TP Hà Nội

KBNN Sơn Tây thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Sơn Tây ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Sơn Tây là một trong những huyện có nguồn thu NSNN lớn trong khu vực phía tây TP Hà Nội. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Sơn Tây thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự tốn được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Sơn

Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng(Nguyễn Quang Hán, 2015)

KBNN Sơn Tây đã tập trung làm tốt một số công tác sau: Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Sơn Tây đã tổ chức triển khai đến tồn thể cán bộ cơng chức thuộc KBNN Sơn Tây. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài

chính tham mưu cho UBND, HĐND ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn. Nghiên cứu ứng dụng tin học vào cơng tác chi và kiểm sốt chi thường xun. Cơng tác tin học được KBNN Sơn Tây phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Đặc biệt, chương trình thanh tốn điện tử đã giúp cải thiện cơng tác thanh tốn trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ cơng phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh tốn điện tử. Chú trọng cơng tác tổ chức cán bộ. KBNN Sơn Tây xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ cơng chức vào những vị trí phù hợp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cơng chức với nhiều hình thức (Nguyễn Quang Hán, 2015)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện đông anh (Trang 47 - 49)